Việc dùng VPS hiện nay không còn trở nên khó khăn với nhiều người nữa, so với thời gian cách 5 năm trước đây thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác. Để làm cho VPS có thể hoạt động bình thường như một Hosting, chúng ta cần phải cài đặt thêm rất nhiều thứ cho nó, chẳng hạn như PHP, MariaDB, Nginx,… và một thứ lằng nhằng gần đây đó chính là chứng chỉ SSL.
Với sự hổ trợ của các Script quản trị VPS, chúng ta có thể biến VPS thành một Hosting chỉ với “một dòng lênh duy nhất”. Bài viết này sẽ tổng hợp những Script quản trị VPS tốt nhất mà mình đã có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu trong thời gian qua.
VPS là gì?
VPS là một dạng máy chủ ảo hay một server ảo bằng cách chia nhỏ từ máy chủ vật lý và đều có tính năng tương tự nhau. Các VPS này chạy hệ điều hành riêng biệt và người sử dụng sẻ trở thành Superuser của hệ điều hành đó.
VPS phù hợp với các trang web có lượng truy cập lớn, cần tốc độ vào trang nhanh, bảo mật tốt. Tuy nhiên, để chạy quản trị được VPS là một việc không hề dễ dàng nếu như bạn không có khiến thức gì về Linux hay những thứ liên quan khác.
VPS có quá nhiều ưu điểm nếu so với việc sử dụng Hosting, nếu như bạn đang tìm một nhà cung cấp VPS tốt nhất, có thể tham khảo lại một vài bài viết chi tiết mà mình đã chia sẻ trong thời gian gần đây.
Script Quản Trị Tốt Nhất Hiện Nay Trong Nước
Cách Cài Script VPS vào Vultr, Azdigi, DO?
Cách mua VPS cũng như đăng nhập vào VPS như thế nào để chạy dòng lệnh của các Script bên dưới, bạn có thể tham khảo ngay bài viết – Cách đăng ký VPS Vultr cho người mới.
Bài viết được hướng dẫn cho nhà cung cấp Vultr, tuy nhiên bạn có thể áp dụng tương tư cho các brand khác như Azdigi, Digital Ocean, UpCloud,….
LarVPS Script
Bản miễn phí: Chúng ta sẽ chỉ dùng được một domain (không bao gồm subdomain) và sẽ bị giới hạn các tính năng nâng cao như Backup/Restore, Security,…
Bản có phí: Tùy theo gói mua mà mình sẽ có thể sử dụng cho 2, 4 hoặc nhiều domain cho một VPS. Các tính năng nâng cao đều có thể sử dụng.
Hiện nay, chúng ta vẫn có thêm HostVN Script, TinoVPS Script,… cách vận hành khá tương tự như LarVPS.
LarVPS của anh Tong Huỳnh là một trong những Scrtipt tiên phong trong lĩnh vực này vì vậy mình luôn ưu tiên dùng, với các VPS cần sử dụng 2 domain trở lên thì mình đều mua gói 149.000/năm hay 190.000/năm để ủng hộ tác giả.
Ngoài ra, nếu cần hổ trợ nào khác thì bạn có thể đăng lên Group LarVPS trên Facebook.
LarVPS là một Script được viết và phát triển bởi anh Tong Huynh, hiện tại LarVPS cũng đang có một công động sử dụng khá đông đảo trên Facebook với hơn 2K thành viên (Group LarVPS – Công Cụ Quản Lý VPS). Khi sử dụng LarVPS, bạn sẽ có 2 lựa chọn là sử dụng bản Miễn phí hoặc Trả phí.
Tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn phiên bản phù hợp, tuy nhiên với LarVPS bản miễn phí thì đã có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn để chạy cho 1 trang web rồi.
Mọi thứ mà LarVPS cung cấp gần như là hoàn hảo.
Hiện nay, hầu hết các dự án của mình được được sử dụng thông qua LarVPS, cả bản có phí và miễn phí.
Điểm quan trọng khiến mình lựa chọn LarVPS là vì sự ổn định cùng với đó là sự hổ trợ tuyệt vời từ người phát triển, anh Tong Huynh. Hơn nữa, LarVPS còn có một thiết kế hoàn hảo ở cả giao diện trang chủ lẫn phần quản trị VPS thông qua SSH.
Nếu bạn đang muốn sử dụng một script quản trị VPS, LarVPS chắn chắc là sự lựa chọn hàng đầu mà bạn nên cân nhắc.
Mọi chỉ tiết bạn có thể truy cập trang chủ của LarVPS. Để cài đặt LarVPS, bạn chỉ cần chạy một dòng lệnh dưới đây rồi thực hiện tiếp một vài thao tác là xong. Rất đơn giản.
curl -sO https://larvps.com/scripts/larvps && bash larvps
LarVPS và CentOS 8
Như bạn đã biết thì thời gian gần đây, thông tin về CentOS 8 sẽ bị dừng hổ trợ trong năm 2021 là một tin rất buồn với cộng động Linux trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không thể dùng CentOS 8 trong tương lai vì sự an toàn bảo mật. Tuy nhiên vẫn có một giải phát là sử dụng các Script quản trị chạy trên Ubuntu, Debian, Fedora hay RHEL,..
Hiện tại, theo mình biết thì anh Tong Huynh đã và đang phát triển LarVPS dành cho Ubuntu và việc chuyển máy chủ giữa CentOS 8 và Ubuntu có thể được thực hiện chỉ với một vài câu lệnh duy nhất. Đây có lẽ là tin rất vui dành cho bản thân mình cũng như cộng đồng yêu thích LarVPS.
Hiện tại, trang blog này của mình đã được tối ưu với điểm PageSpeed rất cao, cụ thể là 97 ở Mobile và 100 ở Desktop
HocVPS Script
HocVPS là Script được viết bởi người Việt Nam dùng cho việc quản lý VPS, HocVPS chỉ có thể chạy được trên nền tảng hệ điều hành CentOS, không chạy được trên các nền tảng khác như Ubuntu,…
HocVPS Script khi cài đặt sẽ tự động cài các chức năng Nginx, PHP, MariaDB và còn có thể tích hợp luôn Google PageSpeed để tăng thêm khả năng load website nhanh hơn. HocVPS sẻ có chức năng phpMyAdmin để quản lý dữ liệu của bạn đồng thời cài thểm eXplorer để bạn có thể quản lý file trên VPS dễ dàng hơn.
HocVPS là một script không quá xa lạ với hầu hết anh em làm web tại Việt Nam, tuy nhiên với mình thì script có phần thiết lập tương đối phức tạp, so với LarVPS và VPSSIM thì mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
curl -sO https://hocvps.com/install && bash install
Chức năng chính của HocVPS Script
- Tool có cài đặt server Nginx, MariaDB và PHP phiên bản mới.
- Cài đặt sẵn 1 số loại forum như PHPBB, MyBB hay SMF forum để bạn chọn nếu có nhu cầu.
- Có chức năng quản lý File Manager của eXtplorer cho phép bạn xem trực tiếp ngay trên web của bạn tiện lợi hơn các Tool khác.
- Chức năng Zend Opcache giúp bạn theo dõi các status trực tiếp trên web của bạn.
- Với dạng domain www hay non-www đều có thể sử dụng và tự động redirect nhanh chóng
- Bạn có thể xem tình trạng của server ngay trên trang website hoạc trên mobile mọi nơi tiện dụng.
- Chức năng bảo mật : Fail2ban hoạc thay cổng SSH.
VPSSIM Script (Dừng hổ trợ)
VPSSIM từng là một Script mà mình rất yêu thích và cũng là Script quản trị VPS đầu tiên mà mình sử dụng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà nhà phát triển đã không còn hổ trợ VPSSIM nữa, điều này đã khiến một vài tính năng bị lỗi hoặc bạn không thể cài đặt được. Thật tiếc!
VPSSIM Script là một tool có tiếng tăm trên các cộng đồng Việt Nam và đây cũng là một sản phẩm đến từ người Việt Nam tạo ra và phát triễn với khả năng cài đặt tự động và chức năng tối ưu server Nginx, cài đặt các phiên bản PHP và MariaDB, VPSSIM cũng như HocVPS chỉ sử dụng được cho hệ điều hành Centos và cũng không hỗ trợ hệ điều hành khác đâu nhé, bạn cần lưu ý.
VPSSIM được nhà phát triễn tích hợp nhiều chức năng đê tạo ra một giao diện trực quan hơn để thân thiện hơn và dễ hiểu hơn với người dùng để tiết kiệm thời gian khi sử dụng VPS đặc biệt là với những bạn lần đầu sử dụng VPS.
Đặc biệt với Tool này thì cho dù bạn là người không biết code hay lập trình vẫn có thể sử dụng được đầy đủ các chức năng của VPS, mọi chuyện sẻ trở nên dễ dàng hơn cho bạn nhiều đó. VPSSIM có bản miễn phí và bản trả phí cho bạn sử dụng nhé với chi phí cũng không quá cao nếu được hãy đầu tư nhé. Đây cũng là Script quản trị VPS được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
Chức năng chính của VPSSIM Script
- Tool có cài đặt server Nginx, MariaDB và PHP phiên bản mới.
- Cài đặt sẵn 1 số loại forum như PHPBB, MyBB hay SMF forum để bạn chọn nếu có nhu cầu.
- Tool cài thêm chức năng giám sát hệ thống tự động.
- Có sẵn SSL miễn phí qua Let’s Encrypt để bạn sử dụng cho tên miền website của mình.
- Việc cài đặt WordPress trở nên dễ dàng vời cấu hình tự động ngoài ra còn có các plugin cache cho WordPress hiện tại để bạn chọn sử dụng.
- Có chức năng bảo mật giúp VPS tránh bị tấn công từ bên ngoài.
- Có những chức năng backup sao lưu dữ liệu để khôi phục website của bạn
- Có cấu hình cài đặt tài khoản FTP cho từng website của bạn trên VPS
Script Quản Trị Tốt Nhất Hiện Nay Nước Ngoài
Centminmod Script
Centminmod là một Shell Script được sử dụng cho hệ điều hành CentOS 7 trở lên với khả năng tự động cài webserver sử dụng LEMP, từ viết tắt của NGINX với PHP-FPM, MariaDB. Về cơ bản, chúng ta có thể tự cài đặt LEMP một cách thủ công, tuy nhiên với sự trợ giúp của Centminmod, mọi thứ sẽ được tự động một cách “chuẩn” và có nhiều tính năng hơn.
Việc cài đặt Centminmod cũng khá đơn giản mà bạn có thể tham khảo từng bước dưới đây.
Bước 1: Truy cập vào máy chủ (VPS/Server) thông qua SSH
Bước 2: Tiến hành cài đặt Centminmod
Nếu sử dụng PHP 5.6 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller.sh && chmod 0700 betainstaller.sh && bash betainstaller.sh
Nếu sử dụng PHP 7.0 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller7.sh && chmod 0700 betainstaller7.sh && bash betainstaller7.sh
Nếu sử dụng PHP 7.1 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller71.sh && chmod 0700 betainstaller71.sh && bash betainstaller71.sh
Nếu sử dụng PHP 7.2 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller72.sh && chmod 0700 betainstaller72.sh && bash betainstaller72.sh
Nếu sử dụng PHP 7.3 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller73.sh && chmod 0700 betainstaller73.sh && bash betainstaller73.sh
Nếu sử dụng PHP 7.4 bạn chạy lệnh này
yum -y update; curl -O https://centminmod.com/betainstaller74.sh && chmod 0700 betainstaller74.sh && bash betainstaller74.sh
PHP 7.4 hiện đang khá ổn định và tương thích với nhiều mã nguồn, nếu cài đặt thì nên chọn phiên bản này bạn nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết khá chi tiết để sử dụng Centminmod tại đây.
Yêu cầu của Centminmod
- Hệ điều hành: CentOS 7 trở lên
- Dung lượng RAM: 1GB
- CPU: 1Core
- Dung lượng Disk: 20GB
EasyEngine Script
EasyEngine là gì? EasyEngine là script được xây dụng cho Ubuntu/Debian nhằm giúp bạn tự động cài webserver với NGINX và PHP-FPM hoàn chỉnh để chạy cho trang WordPress. Sau khi cài đặt EasyEngine, hệ thống của của bạn sẽ tự động tối ưu hoá cho NGINX để trang WordPress của bạn được hoạt động một cách tốt nhất.
EasyEngine cơ bản là một script quản trị VPS và Server thường dùng cho việc sử dụng WordPress là chính. Điểm đặc biệt của nó chính là có thể sử dụng được trên tất cả các hệ điều hành của Linux bao gồm cả CentOS và Ubuntu và Script này cũng hỗ trợ tối ưu cho WordPress rất cao.
# Install EasyEngine on Linux wget -qO ee rt.cx/ee4 && sudo bash ee # Install EasyEngine on Mac brew install easyengine # Create a site at example.com with WordPress sudo ee site create example.com --type=wp
Các tính năng chính
- Cài đặt NGINX bản mới nhất hoàn toàn tự động
- Hổ trợ thiết lập PHP-FPM cho NGINX và hỗ trợ HHVM.
- Hỗ trợ Redis Cache và SSL miễn phí từ Let’s Encrypt.
- Có thể tự cài WordPress mới nhất cho trang web.
- Tự cấu hình cho WP Super Cache, W3 Total Cache, Redis Cache và cả ngx_fastcgi_cache
- Có hỗ trợ Opcache, Memcached.
- Đã cài sẵn phpMyAdmin kèm bảo mật và Postfix cho việc gửi mail.
- Hổ trợ WP-CLI để quản trị WordPress qua dòng lệnh.
- Hổ trợ cấu hình NGINX cho WordPress Multisite.
Nếu như bạn chỉ đang cần chạy một vài website trên VPS/Server, EasyEngine là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn có thể cân nhắc. Nếu như bạn muốn tìm hiểu và sử dụng EasyEngine, hãy tham khảo hướng dẫn này.
Lưu ý:
- NGINX không sử dụng tập tin .htacces
- Tương tự như các Script khác, sử dụng EasyEngine 100% hoàn toàn qua các dòng lệnh.
WordOps
WordOps là một phiên bản fork của EasyEngine v3, tuy nhiên nó được nâng cấp trở nên hoàn hiện hơn. Không những tối ưu PHP-FPM để trang có thể trang hoạt động nhanh hơn mà nó còn hổ trợ Brotli, WebP.
Với WordOps, bạn có thể tự động cài đặt WordPress với chứng chỉ SSL chỉ với một dòng lệnh, ngoài ra nó còn hổ trợ multicache, giảm sát Nginx và server với Netdata.
wget -qO wo wops.cc && sudo bash wo # Install WordOps sudo wo site create example.com --wp # Install required packages & setup WordPress
Cấu hình tốt nhất
- Hệ điều hành: Ubuntu Server 16.04/18.04/20.04 or Debian 9/10
- Dung lượng Disk: 20G
- Dung lượng RAM: 2G
- CPU: 2 Core
- Network: Ít nhất 1 interface với IP public
Lời kết
Qua bài viết này, mình đã đưa ra một số Script quản trị VPS tốt nhất hiện nay ở cả trong và ngoài nước với độ phổ biến cao trong cộng đồng để quản lý và chạy trang web.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được một Script quản trị phù hợp với dự án của mình và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác dành cho bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.
2024 rồi, Dlemp, HostVN, HocVPS… thì nên dùng cái nào ổn các bác, trừ LarVPS nha, mình chưa có tiền để đầu tư hằng năm
HostVn nha bạn, sắp tới mình sẽ update thêm 2 script mớ nek. HostVn cũng có trang hổ trợ trên Facebook.
Bạn có bài viết nào nói về vấn đề tối ưu tốc độ tải trang cho wordpress không ? Mình đang dùng Larvps cần tư vấn về cấu hình VPS và cách thức để đạt được như trang damme.io . Thanks So Much !
Bác đã thử dùng WPTangToc OlS chưa, script này hiệu suất rất ngon, nhẹ và đầy đủ tính năng
Mình chưa thử, có time sẽ thử trải nghiêm Script này. Cảm ơn bạn nha…
Đang sài VPSSim mà tự dưng bác Oánh nghỉ mát đâu mãi ko về support cho ae :(.
Um bạn, mình rất thích VPSSIM mà giờ chịu rồi. LarVPS cũng khá OK đó bạn, mình đang chuyển các web sang Lar rồi 😀