Có đến 90% Hosting hiện nay đều sử dụng cPanel làm giao diện điều khiển trong việc quản lý tài nguyên website như quản lý các tập tin dữ liệu, thêm xóa dữ liệu, backup data,.. Một số nhà cung cấp hosting tốt nhất như Azdigi, HawkHost, Godaddy,… đều cung cấp cPanel miễn phí.
Vậy cPanel là gì và sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của mình về hướng dẫn sử dụng cPanel toàn tập dành cho người mới bắt đầu sử dụng.
cPanel là gì?
cPanel là một chương trình điều khiển được lập trình sẵn với giao diễn trực quan để bạn có thể quản lý hosting với các tập tin cũng như các chức năng khác một cách dễ dàng, nó thường chạy trên máy chủ Linux (Hosting Linux).
Thông thường thì các hosting hiện nay bao gồm cả nhà cung cấp mới và nổi bật trên thị trường như Azdigi, Hawkhost, StableHost,… đều sử dụng cPanel để người dùng có thể không gặp nhiều vấn đề trong quản lý, cho dù đó là người mới sử dụng
cPanel có thể làm những gì?
Cpanel với khả năng hỗ trợ gần như là toàn diện cho người quản trị website với các tính năng cần thiết nhất. Với giao diện rất dễ sử dụng giúp bạn có thể nhanh chóng hành thạo quản lý trong thời gian ngắn mà không cần phải bỏ thời gian ra nghiên cứu quá nhiều.
Các chức năng trên cPanel:
- Quản lý thư mục – tập tin: Bạn có thể thêm, xóa, đổi tên, backup hay nén các tệp tại đây
- Quán lý Database: Chứa các cơ sở dữ liệu của bạn
- Chứng chỉ SSL: Hổ trợ cài đặt chứng chỉ bảo mật tên miền
- Quản lý Email và nhiều chức năng khác để bạn sử dụng.
Tìm hiểu cấu trúc của cPanel
cPanel sử dụng cấu trúc 3 tầng để phân quyền quản lý cho từng mục đích và yêu cầu sử dụng
- Chế độ root / administration: Đây là quyền quản trị cao nhất
- Chế độ reseller: Đây là chế độ dành cho các đại lý thường là các đơn vị cung cấp hosting sharing hoặc cộng tác viên, có thể thêm một số chức năng và quản lý nhiều người dùng. Không thể can thiệp sâu vào phần nhà phát triển và có thể phần quyền cho các cá nhân sử dụng thấp hơn.
- Chế độ cho người dùng: Đây là loại chúng ta thường hay dùng để quan lý các tập tin trên các website của chúng ta mà thôi
Ưu và nhược điểm của Cpanel
- Giao diện trực quan dễ dàng sử dụng và ổn định
- Cpanel có đội ngũ hỗ trợ liên tục 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng bất cứ khi nào.
- Có thể chạy được trên smartphone giúp bạn có thể quản lý mọi nơi tiện lợi hơn.
- Cpanel luôn cập nhật các phiên bản mới nhất với công nghệ mới.
- Cpanel có khả năng tự tránh được các cuộc tấn công từ xa và mã độc.
- WHM Security Center cho bạn tùy chỉnh thiết lập khả năng bảo mật tối đa.
- Hổ trợ cài WordPress, Joomla, Drupal,… chỉ với 1 cú click.
- Có nhiều chức năng thừa
- Thay đổi giao diện khá nhiều mỗi lần Update bản mới
- Phí tương đối cao cPanel nếu cần phải mua để cài cho VPS/Server
Hướng dẫn sử dụng cPanel toàn tập
Danh mục Email
Đây là mục bạn quản lý Email của website bạn. Nếu như bạn chưa có Email tên miền (chẳng hạn như contact@damme.io hoặc support@damme.io), khi đó bạn có thể sử dụng phần Email của hosting trong phần này để tạo. Tuy nhiên ở các Hosting thường là các webmail nên việc gửi và nhận email không ngon cho lắm, chậm và có khi không nhận được mail luôn.
Nếu bạn chưa có Email dạng domain, cPanel có thể tạo email dạng này một cách nhanh chóng mà không tốn phí (một số nhà cung cấp hosting không cho dùng Email dạng này vì vậy bạn cần chú ý). Bạn muốn gửi hoặc xem email, phải sử dụng webmail.
Tạo nhanh một Email theo tên miền
Các bước tạo và quản lý, sử dụng Email trên cPanel như sau:
Bước 1: Bạn vào quản trị hosting trên cPanel -> tim đến danh mục Email.
Tại đây bạn chọn Tài khoản Email – > Tạo -> Thiết lập cơ bản -> nhấn Tạo là xong nhé
Bước 1. Đầu tiên bạn chọn tên miền làm đuôi Email.
Bước 2. Tạo tên Email như info, hotro,..
Bước 3. Tạo mật khẩu
Bước 4. Nhấn Tạo.
Vậy là hoàn thành việc đăng ký Email đuôi tên miền trên hosting rồi đấy.
Quản lý Email và gửi Email
Bạn chọn Email của bạn và chọn Check Email và chọn nhà cung cấp webmail sử dụng là được.
Đây là giao diện Webmail của bạn khi đã tạo thành công. Bạn có thể gửi, chuyển tiếp và nhận Email tại đây. Tuy nhiên sẻ có một số hạn chế như là việc gửi hoạc nhận mail bị châm hơn bình thường, các file lớn sẻ khó gửi hơn do bị hạn chế.
Danh mục Jetbackup
Phần này khá là quan trọng đấy, bạn cần nắm rỏ về chức năng này. Mục này giúp bạn khôi phục lại các phiên bản trước đây nếu website chỉnh sửa hoạc có sự cố bất ngờ. Thông thường, tùy nhà cung cấp họ sẻ backup cho bạn hàng ngày, hàng tuần hay không (khuyên bạn nên chọn đơn vị backup thường xuyên nhất để tránh mất dữ liệu do những tính huống xấu có thể xảy ra).
Mỗi tuần hoạc nếu lười thì hàng tháng bạn cần backup lại một bản và lưu về máy tính hoạc thiết bị lưu trữ của bạn để đảm bảo an toàn dữ liệu nhất có thể.
- Full Account backup: đây là toàn bộ dữ liệu và database nén tại đây.
- File Backup: thông thường các phiên bản backup tự động của nhà cung cấp hosting lưu cho bạn, và bạn vô đây để chọn phiên bản và khôi phục lại bản gần nhất nhé.
- Queue: Giám sát tiến trình backup website của bạn
Các mục khác như Cron job backup, DNS Zone backup, Snapshots,… bạn không nên quan tâm đến vì gần như chẳng bao giờ phải đụng đến nó.
Hướng dẫn tạo một Backup cho trang web
Bạn chọn Full Account Backups để lưu trữ lại toàn bộ mọi thông tin, tập tin, hình ảnh, database,… của tất cả các website của bạn trên hosting này.
Ở đây có nhiều bản được backups sẵn bạn có thể chọn bản mới nhất để lưu trữ cung như phục hồi website khi gặp lỗi bằng cách nhấn vào GENERATE DOWNLOAD(hãy lưu về máy tính hoạc thiết bị lưu trữ của bạn offline cho đảm bảo.)
Nếu bạn chọn Backup dữ liệu bao gôm hình ảnh, tập tin, cài đặt,… trừ database thì chọn File Backup như ảnh trên cùng. Tương tự ở đây cũng có các bản backup sẵn cho bạn tiện khôi phục website. Bạn Chọn File Manager – > Select All -> Restore Selected như vậy là xong.
Để xem việc backup dữ liệu có đang hoạt động không hay có lỗi bạn hãy mục Queue để xem chi tiết nhé. Nếu hoàn thành không lỗi sẻ hiển thị chử completed.
Danh mục quản lý tập tin (Files)
Ở mục này là nơi quản lý các mục cũng như các tập tin trang website của bạn, người dùng có thể thêm, xóa hay nén tập tin và thư mục, có thể cấu hình để tăng bảo mật cho thư mục website, sao lưu dữ liệu, tạo tài khoản và quản lý tài khoản FTP tại đây.
Trên hosting, dù bạn có bao nhiều website đi nữa thì cũng sẻ nằm trong mục này bao gồm hình ảnh, bài viết, video, plugin theme,… đều ở đây.
- Bộ quản lý tệp: chứa tất các mọi thứ trên website của bạn
- Tài khoản FTP: cái này bạn quản lý các tài khoản truy cập vào hosting để làm việc không thông qua tài khoản hosting trực tiếp chủ. Như bạn cần chỉnh sửa gì đó và cần người lạ chỉnh giúp bạn chỉ cần cung cấp tài khoản FTP này là được, tránh việc mất tài khoản hosting hoạc phá rối nhé.
Danh mục Cơ sở dữ liệu (Database)
Mục cơ sở dữ liệu này quản lý database các trang website, thông tin người dùng và người quan trị. Nếu bạn quên ID hay mật khẩu admin truy cập vào trang website của bạn có thể vào đây để cài đặt lại. Bạn chỉ cần quan tâm chính đến phần phpMyadmin thôi.
Danh mục Tên miền (Domain)
Ở phần danh mục này bạn sẻ quản lý các tên miền, tên miền con hay chuyển hướng các tên miền,… bạn có thể Add (Thêm), Delete (Xóa) tên miền, tạo Subdomain thành các website con hoặc lading page, chuyển hướng các tên miền khác (Redirect).
Thêm nhanh một subdomain
Quản lý danh sách tên miền cũng như add thêm hay tạo subdomain, bạn có thể tham khảo từng bước dưới đây: Để quản lý tất cả các tiên miền trên hosting sử dụng cPanel, bạn hãy click vào chức năng Miền (Domain), giao diện như sau:
Ở đây bạn có thể quản lý cũng như tình trạng các tên miền như thế nào, ngoài ra còn có thể xóa, thêm, sửa, chọn tên miền chính,chuyển hướng…
Một cách khác để thêm tên miền mới vào hosting, bạn chọn chức năng Miền khác. Sau khi nhấn vào sẽ có giao diện như sau: Bạn chỉ cần nhập tên miền mới vào -> Nhấn Thêm miền chỉ vậy là xong.
Bây giờ đến phần thêm subdomain. Tại giao diện tên miền bạn chọn chức năng miền con, xuất hiện bảng sau:
Bạn chọn tên cho miền con của bạn như demo,…. tên miền để làm đuôi của subdomain và subdomain có dạng tensub.domain.
Ví dụ: https://dash.damme.io
Ngay sau khi chọn Tạo, vậy là hoàn thành 80% rồi. Tiếp theo bạn tạo tên sub trong quản lý tên miền và trỏ IP về hosting là xong. Đây là một ví dụ trỏ subdomain về VPS của trang https://dash.damme.io, tương tự bạn có thể áp dụng cho dự án của bạn.
Danh mục Bảo mật (Security)
Ở phần này bạn chỉ quản quan tầm đến một số chức năng thôi. Vì đa số Plugin khác khi bạn cài đặt đã làm việc hết rồi tránh việc bạn phải can thiệp quá sau vào cài đặt trên hosting gây lỗi.
Bạn cần chú ý đến mực SSL/TLS và SSL/TLS Status, đây mà chức năng thêm, xóa và quản lý chứng chỉ bảo mật của tên miền của bạn đó. Nếu bạn chưa có có thể vào đây và đăng ký sử dụng miễn phí
Lưu ý: Chỉ một số nhà cung cấp hosting cho bạn dùng ssl free theo gói hosting. Khi mua hosting bạn cũng nên để ý đến điều kiện này để tránh mất thêm một khoản tiền không đáng.
Danh mục Phần mềm (Software)
Mục này chủ yếu dùng nhiều nhất các phần mềm PHP. Quản lý thay đổi các phiên bản cũng như tùy biến php theo ý của bạn. Nếu website bạn bị giới hạn kích thước upload file thì bạn có thể vào đây để thay đổi luôn.
Chi tiết có thể xem lại bài Cài theme wordpress bị lỗi và cách xử lý để hướng dẫn.
Danh mục Nâng cao (Advanced)
Thông thường thì bạn không cần quá quan tâm vào mục này. Thường chỉ có người dùng chuyên sâu mới đụng đến mà thôi. Các chương trình nâng cao một phần do các nhà cung cấp hosting chỉ định thêm phần mềm nào khác hoạc chỉ mặc định cơ bản.
Ứng dụng và phần mềm cài đặt (Softaculous Apps)
Như lúc đầu như đã chia sẻ, nếu như bạn định sử dụng WordPress cho website thì cPanel là lựa chọn không thể thay thế với việc cài đặt đơn giản.
Bạn chỉ cần chọn mã nguồn mà bạn muốn làm và cài đặt thôi không đòi hỏi bạn biết code thiết lập này kia rắc rối. Chỉ cần chọn và ngồi chờ 30s là bạn đã có một website cơ bản mà bạn muốn rồi đó.
Mục thông tin khác
Ở mục thông tin Hosting của bạn sẻ hiển thị trực quan và đầy đủ thông tin của bạn:
- Current User: tên người dùng hosting (tên đang nhập nhé)
- Miền chính: Tên miền mà bạn đăng ký đầu tiên thêm vào hosting (DV Certificate màu xanh : đây là tên miền đã có chứng chỉ bảo mật)
- Shared IP Address: là IP của hosting. Mọi tên miền của bạn sử dụng tại hosting này đề phải chuyền về IP này.
- Mục Statistics: Hiển thị các thông tin chỉ số sử dụng của Hosting đang dùng: Mức dùng dung lượng của host, Khả năng đáp ứng của hosting khi khách hàng truy cập, số lượng tập tin của bạn, số tền miền, subdomain,… mọi thông số chi tiết sẻ được hiển thị tại đây.
Hữu ích
VPS được xem là một xu hướng trong tương lai mà mình tin rằng nó sẽ hổ trợ các dự án của bạn rất nhiều, VPS có nhiều ưu điểm vượt trội nếu so với Hosting, chẳng hạn ổn định, mạnh mẽ và có quyền cao nhất để quản trị VPS chạy website.
Thời gian trước đây, chưa có nhiều đơn vị hoặc cá nhân phát triển các Script dành cho VPS, nên để sử dụng VPS chạy website là một điều gần như bất khả thi với người mới. Tuy nhiên, hiện đang có đến 6 script quản trị tuyệt vời dành cho VPS mà mình đã chia sẻ trong thời gian gần đây.
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu thêm về VPS, có thể tham khao thêm các nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay. Trong thời gian tới, mình sẽ ra mắt Series hướng dẫn sử dụng VPS để chạy WordPress với LarVPS, một script mình “yêu thích nhất” trong thời điểm hiện nay.
Lời kết
Như vậy bài viết này đã hướng dẫn sử dụng cPanel toàn tập rồi đấy!
cPanel là một giao diện quản lý của web hosting trên nền tảng Linux, giúp bạn xem được các thông số của hosting cấu hình, hiệu năng và độ tùy chỉnh thiết lập của các website của bạn qua các chức năng như quản lý tập tin, Databases (Cơ sở dữ liệu), Tên miền, Bảo mật, ứng dụng nâng cao, Email,….
Nếu như bạn đang thắc mắc hay gặp vấn đề gì trong quá trình sử dụng cPanel hoặc có câu hỏi nào khác liên quan, hãy để lại comment bên dưới!