3 bước cho ra đời trang blog của chính bạn

Azdigi Giảm 70% Mừng Thống Nhất 30/4: Lấy Mã | Coupon 70% | Quà Tặng 1679$
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $253 | Hướng dẫn
#Trending: Hosting Azdigi | VPS Azidgi | Vultr Coupon | Theme Chuẩn Seo | Hosting Tốt Nhất | VPS Chất Lượng
5/5 - (1 bình chọn)

Viết blog và kiếm tiền từ trang blog của mình đang trở thành một nghề rất phổ biến và mang lại nguồn thu nhập đáng kì vọng. Nếu bạn cũng có tham vọng gia nhập làn sóng này, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, thì bài viết này dành cho bạn. Đây là những bước cơ bản, chi tiết nhất giúp bạn định hướng cách sở hữu một trang blog của riêng mình.

Bắt đầu với một ý tưởng

Viết blog trông có vẻ như là một công việc đơn giản song lại đòi hỏi tính sáng tạo cao. Do đó, điều kiện tiên quyết để bắt đầu một trang blog chính là bạn phải tìm thấy cảm hứng cho riêng mình.

Bạn cần có sẵn một ý tưởng đã được ấp ủ từ lâu và rất muốn truyền tải nó, với “ngọn lửa” đó bạn gom đủ quyết tâm để biến thành hành động. Bất kể ý tưởng đó là gì – đơn giản chỉ là sở thích thủ công nào đó mà bạn muốn chia sẻ, hoặc bạn quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp, hay bạn là một fan công nghệ và bạn đã tìm hiểu rất kĩ càng về mảng này.

xay dung blog

Để vạch rõ được cột mốc đầu tiên này, một vài câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn, chuẩn bị giấy và bút để khám phá chính mình trước đi nào:

  • Mình thực sự yêu thích điều gì? Sở thích là những điều khiến bạn làm không mệt mỏi, và sẵn sàng kiên nhẫn với nó.
  • Liệu mình có tài năng thiên bẩm nào không? Đừng so sánh mình với bất cứ ai, mà hãy so sánh giữa những tài lẻ mình đang có với nhau. Ví dụ, chơi bóng bàn và chơi nhạc cụ bạn đều biết, nhưng cái nào tốt hơn?
  • Kĩ năng và kiến thức nào mình đã trau dồi trong những năm qua đủ để mình trở thành chuyên gia? Tất nhiên vẫn là so sánh giữa những kinh nghiệm và kiến thức bạn đang sở hữu.
  • Sự nghiệp mình đang có trong tay là gì? Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn viết về những gì bạn làm hàng ngày.

Chọn host/platform/tên miền

Bước thứ hai, sau khi đặt viên gạch đầu tiên về ý tưởng, chúng ta cần “thi công” – tạo một blog trên một nền tảng sẵn có. Và nếu được thì nên mua một tên miền cho riêng blog của mình để tạo dựng thương hiệu nhé.

Có nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ tạo website và blog miễn phí, hoặc thu phí cho bạn lựa chọn, tùy thuộc vào khả năng tài chính và tầm nhìn bạn muốn cho sự nghiệp trở thành blogger của mình. WordPress và Wix là hai host phổ biến nhất nhờ khả năng tùy biến và dễ dàng chỉnh sửa theo nhu cầu của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể thiết kế website và thể hiện gu thẩm mỹ của mình hơn. Trong khi đó, Substack và Medium là hai nền tảng cho phép bạn viết bài và người theo dõi sẽ trả tiền cho nội dung bạn viết – đây cũng là những lựa chọn tốt với những ai ưa thích thao tác tối giản khi tạo lập một trang web riêng.

xay dung blog

Sau khi có một “ngôi nhà” thì địa chỉ nhà, hay tên miền (domain), cũng rất quan trọng. Bởi cái tên cũng mang lại hiệu ứng marketing truyền miệng. Tất nhiên là một cái tên ngắn gọn, súc tích, dễ đọc sẽ ghi dấu ấn hơn nhiều phải không? Một tip nhỏ dành cho blog cá nhân đó là bạn có thể dùng luôn tên của mình, và biến tấu một chút. Đây là một cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả. Ví dụ nhé? Chou Bùi.

Với tên miền, bạn cũng cần tìm hiểu các dịch vụ cung cấp tên miền kĩ càng. Với dịch vụ này, bạn phải trả tiền hàng năm để duy trì địa chỉ trang web của mình. Một vài gợi ý cho những nhà cung cấp tên miền uy tín là GoDaddy, DreamHost, StableHost, Namecheap và Domain.com. Ưu điểm của những nhà cung cấp này thường là độ ổn định cao, chi phí hợp lý từ 2 – 10USD/năm, và cung cấp thêm các dịch vụ khác uy tín.

Lên kế hoạch sản xuất nội dung

Bước cơ bản tiếp theo chính là “thổi hồn” vào ngôi nhà mới vừa hình thành đây.

Thứ nhất là thiết kế giao diện cho blog. Tùy thuộc vào phong cách cũng như lĩnh vực mà bạn viết, bạn có thể cá nhân hóa trang web để thể hiện cá tính của mình. Nhưng đừng quên là giao diện cần gọn gàng và bắt mắt nhé. Không chỉ về hình ảnh và màu sắc, mà còn về bố cục nội dung bạn sắp xếp trên trang web, sao cho thống nhất và mạch lạc. Ví dụ, với chủ đề về công nghệ, bạn có thể phân loại theo tên thương hiệu sản phẩm, hoặc chức năng của sản phẩm như điện thoại – máy tính – máy tính bảng, tuy nhiên đừng cho mục review/đánh giá vào chung với tin tức về sản phẩm nhé.

xay dung blog

Thứ hai, chất lượng bài viết là một yếu tố vô cùng, vô cùng quan trọng. Bởi vì đây sẽ là kim chỉ nam cho blog của bạn, đồng thời là thứ sẽ níu chân độc giả của bạn quay trở lại. Vậy nên, hãy dành nhiều công sức để đầu tư cho nội dung bài viết nhất có thể. Song, nghe đến đây có vẻ hơi sáo rỗng, “đầu tư như thế nào để có nội dung chất lượng mới được”? Sau đây là một vài quy chuẩn để giúp bạn định tính và định lượng khả năng viết bài của mình:

  • Luôn luôn post bài đều đặn mỗi tuần. Để giữ được lượt truy cập, và không khiến cho người đọc quên mất bạn là ai, post bài đều đặn sẽ thực sự có hiệu quả trong việc giúp bạn kết nối nhiều hơn. Và để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ khả năng của mình để lên lịch sản xuất nội dung cụ thể, không quá trở thành gánh nặng cho chính mình, cũng không lơi là bỏ quên người đọc nhé.
  • 1000 – 2000 chữ mỗi bài thể hiện sự đầu tư nghiên cứu của bạn với chủ đề mà bạn viết. Song, độ dài bài viết cùng tùy thuộc vào độc giả của bạn và mục đích bài viết, với người đọc chỉ dành 5 phút để đọc blog trên máy tính bảng thì nhu cầu về số chữ trong bài sẽ không nhiều. Điều quan trọng là càng chi tiết và chất lượng càng tốt.
  • Không nên “nhai lại” những gì đã có trước đó. Với mỗi nội dung, hãy cố gắng tìm kiếm góc nhìn mới, cũng như thể quan điểm cá nhân của bạn, đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân lâu dài. Bên cạnh đó, các khảo sát cũng chỉ ra người đọc sẽ chịu trả tiền và cảm thấy đáng tin cậy hơn với những bài viết thể hiện kiến thức của tác giả.

Bên cạnh đó, là một blogger thì không thể không làm quen với các công cụ như Google Analytics, hay kiến thức về SEO để tối ưu hóa lượng truy cập và mức độ phổ biến của blog của mình đúng không. Những công cụ này không chỉ giúp bạn nắm được mức độ phát triển của trang web, còn giúp cho bạn nắm được xu hướng của độc giả khi đến với blog của mình. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch tương tác hiệu quả hơn.

Lời kết

Trên đây là những điều bạn cần hiểu rõ, một cách chi tiết để có thể lên chiến lược cho hành trình trở thành blogger như ước muốn. Không có công việc nào là nhàn hạ, và dễ dàng, tuy nhiên sẽ luôn có thành công cho những người thực sự đầu tư và đầu tự hiệu quả. Chúc bạn thành công với trang web của mình nhé!

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo