Azdigi Khuyến Mãi: Coupon 90% | Mua Ngay | Quà Tặng 1679$
Trải Nghiệm Azdigi Hơn 1.5 Năm: Xem Ngay
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $303 | Hướng dẫn

Hosting là gì? Kinh nghiệm để chọn một Hosting phù hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Như ở bài viết về cách tạo trang web bằng WordPress, mình có nói đến tên miền, Hosting là thành tố không thể thiếu để website hoạt động. Tuy vậy, không phải ai cũng biết hosting là gì và cách chọn mua hosting tiết kiệm, tối ưu cho website nhất.

Nếu như bạn đang băn khoăn trong việc chọn mua hosting chất lượng và tiết kiệm thì bạn đã đến đúng nơi rồi đấy! Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về nội dung hosting là gì và làm sao để chọn mua hosting phù hợp với nhu cầu của bạn trong việc xây dựng và phát triển trang web.

VPS tốt nhất hiện nay: Vultr, Azdigi, UpCloud và Digital Ocean
VPS tốt nhất hiện nay: Vultr, Azdigi, UpCloud và Digital Ocean

Hosting là gì?

Hosting là gì? – Hosting là một máy tính có cấu hình cực mạnh, được đặt tại một vị trí đặc biệt và có kết nối Internet tốc độ cao để chia sẻ những dữ liệu mà hosting lưu trữ. Nó khác với máy tính của chúng ta đó là nó có một địa chỉ IP cố định để người khác có thể truy cập và lấy dữ liệu.

Ta có thể hình dung thế này, website là một thư mục chứa rất nhiều dữ liệu như mã nguồn, hình ảnh,…Khi bạn truy cập một website có nghĩa là bạn tải những dữ liệu đó về máy của bạn thông qua mạng Internet.

Để người khác có thể truy cập và tải dữ liệu đó về thì thư mục website đó phải đặt ở một nơi gọi là Hosting. Và để truy cập đến đúng hosting đó thì cần phải có một đường dẫn gọi là tên miền. Như vậy, trong lúc trả lời câu hỏi hosting là gì thì ta cũng đã phân biệt được 3 khái niệm: Hosting, Website và Tên miền.

hosting là gì

Website cần phải lưu trữ trên một hosting thì trang web mới hoạt động được. Nhưng có rất nhiều loại website với dung lượng, cấu trúc, mã nguồn khác nhau, đồng thời mức sử dụng của mỗi nhà quản trị website cũng khác nhau nên ta phải biết cách chọn mua hosting phù hợp nhất.

Hơn nữa, trên thị trường có rất nhiều gói hosting ứng với nhu cầu riêng của mỗi khách hàng, nếu chọn không đúng thì có thể dẫn đến website không hoạt động được hoặc hoạt động được nhưng lại thiếu/thừa tài nguyên gây lãng phí cho người sử dụng.

Các loại hosting thông dụng hiện nay

Bạn đã biết được Hosting là gì? Nhưng đó chỉ là những định nghĩa cơ bản, bây giờ bạn cần phải tìm hiểu các loại hosting phổ biến hiện nay.

1. Hosting miễn phí là gì?

Free hosting là gì? Không cần giải thích nhiều, đây là gói hosting mà người sử dụng không phải trả bất cứ chi phí nào và đó cũng chính là ưu điểm duy nhất của nó. Ông bà ta có câu “tiền nào của nấy” vì các gói hosting như thế này có rất nhiều nhược điểm như Không hỗ trợ thêm tiên miền riêng, tài nguyên bị hạn chế, tốc độ xử lý chậm và bảo mật cực kì kém.

Một số nhà cung cấp còn yêu cầu bạn phải chèn quảng cáo của họ vào website. Gói hosting này chỉ dành cho các bạn mới mày mò tìm hiểu về website, còn muốn dùng cho công việc thì lời khuyên là không nên.

2. Hosting sử dụng chung tài nguyên là gì ?

Shared hosting là gói hosting được sử dụng rất phổ biến hiện nay phù hợp với các website vừa và nhỏ không cần sử dụng tài nguyên quá nhiều. Gọi là Shared Hosting nghĩa là website của bạn sử dụng chung một tài nguyên (Ram, CPU, băng thông,…) với các website khác.

Cả Shared hostingMáy chủ ảo riêng (VPS) đều là một phần (phân vùng) của máy chủ (Server) nhưng Shared hosting phải sử dụng cấu hình của máy chủ còn VPS thì không, bạn tự cấu hình riêng theo ý bạn, độc lập hơn so với Shared Host. 

Ưu điểm: Dễ sử dụng, được kỹ thuật viên hỗ trợ khi xảy ra lỗi nên phù hợp với newbie, tài nguyên và giá cả phù hợp cho phần lớn các website hiện nay.

Nhược điểm: Tài nguyên bị giới hạn không nên sử dụng cho các web lớn, dễ bị ảnh hưởng từ các website khác vì tất cả đều sử dụng chung một hệ thống, thỉnh thoảng gặp sự cố mất kết nối (down time)

So sánh giữa Cloud Hosting, VPS và Dedicated Server

1. Máy chủ ảo riêng (VPS) là gì?

vps là gì

Nếu website của bạn lớn sử dụng vượt mức tài nguyên của các shared host thì VPS là sự lựa chọn tiếp theo. Cũng giống như host (vì cùng nằm trên một máy chủ) nhưng VPS cung cấp hạn mức tài nguyên lớn hơn , độc lập hơn so với Shared Host và do đó ít bị ảnh hưởng khi các website khác trên máy chủ gặp sự cố.

Ưu điểm: Tốc độ cao và bảo mật tốt do không chịu ảnh hưởng từ website “hàng xóm”, tự do tùy chỉnh mọi thiết lập trong server để website hoạt động tối ưu nhất.

Nhược điểm: Quản trị rất phức tạp cần một kĩ thuật viên chuyên nghiệp, giá cũng “chát” hơn so với Shared Host.

2. Máy chủ riêng (Dedicated Server) là gì?

Đây là sự lựa chọn cao cấp dành cho những website cực lớn sử dụng tài nguyên vượt cả VPS. Đặc điểm của Server cũng giống như VPS nhưng bạn được cấp tài nguyên lớn hơn, bảo mật tốt hơn và quyền hạn lớn hơn và tất nhiên giá cả cũng đắt đỏ hơn nhiều.

3. Cloud Hosting là gì?

Là mô hình Hosting được sử dụng rộng rãi những năm gần đây sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Nó là một tổ hợp các máy chủ lại với nhau sử dụng công nghệ cân bằng tải giữa các máy chủ để tạo ra tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn, bảo mật tốt hơn so với những dịch vụ hosting cũ.

Một cách dễ hiểu, nếu trước đây mỗi website chỉ hoạt động trên một máy chủ thì Cloud Hosting cho phép một website có thể sử dụng được nhiều máy chủ. Tất nhiên là chi phí cho nó cũng không hề rẻ và chỉ những website khổng lồ mới dùng loại này.

Cách chọn mua hosting chất lượng phù hợp

Có rất nhiều gói hosting với nhiều nhà cung cấp khác nhau làm chúng ta rất khó chọn mua hosting đúng cách.

1. Nên chọn mua hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Datacenter tại Việt Nam

Một datacenter tại Việt Nam

Hosting Việt Nam không phải là nhà cung cấp đó đến từ Việt Nam mà là máy chủ của nhà cung cấp đó được đặt tại một Datacenter ở Việt Nam.

Nếu website của bạn phục vụ cho đối tượng khách hàng tại Việt Nam thì nên chọn mua hosting Việt Nam vì tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ nhanh hơn, thanh toán, sử dụng và hỗ trợ dễ dàng hơn vì dùng chung ngôn ngữ. Dưới đây là những ưu nhược điểm của Hosting Việt Nam và nước ngoài:

Hosting Việt Nam

  • Ưu điểm: Tốc độ truy cập trong nước nhanh không bị ảnh hưởng khi đứt cáp quốc tế, dễ mua, dễ thanh toán, hỗ trợ thuận tiện hơn vì không bất đồng ngôn ngữ.
  • Nhược điểm: Giá cao hơn mặt bằng quốc tế và dịch vụ hỗ trợ không bằng so với nước ngoài. Nếu đứt cáp biển thì lượng truy cập từ nước ngoài sẽ rất khó khăn.

Hosting nước ngoài

  • Ưu điểm: Phục vụ chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh, hoạt động ổn định.
  • Nhược điểm: Bất đồng ngôn ngữ dẫn đến khó khăn trong thanh toán, sử dụng và hỗ trợ.
Mua hosting ở đâu: Azdigi, Hawkhost, StableHost,...
Mua hosting ở đâu: Azdigi, Hawkhost, StableHost,...

2. Nên chọn mua hosting Linux hay Windows

windows vs linux

Hosting Linux hay Windows hoàn toàn giống nhau về cấu trúc vật lý nhưng khác nhau về hệ điều hành được cài đặt đó là Linux hoặc Windows. Nếu website của bạn sử dụng mã nguồn Wordpess thì nên sử dụng Hosting Linux. Windows cũng chạy được nhưng rất dễ bị lỗi.

Thông thường, ở các gói Shared Host thì đều mặc định sử dụng hệ điều hành Linux. Với các gói VPS hoặc Server thì họ sẽ hỏi bạn chọn mua hosting với hệ điều hành nào.

Những lưu ý khi chọn mua hosting cần biết

Có một vài lưu ý nhỏ dể giúp bạn chọn mua hosting đúng cách, tiết kiệm thời gian chi phí và quan trọng là tối ưu hóa tối đa cho website của bạn.

hosting tot nhat

1. Chọn mua hosting có thông số phù hợp

Khi chọn mua một hosting, bạn cần chú ý các thông số dưới đây:

  • Dung lượng: là khoảng không gian được phép lưu trữ dữ liệu của website trên host. Website càng nặng, nhiều hình ảnh, video thì cần một không gian lưu trữ càng lớn. Với những website thông thường chỉ gồm chữ và hình ảnh thì mức dung lượng khoảng một vài Gb là đủ.
  • Băng thông: Tổng dung lượng mà người dùng tải về từ website của bạn trong một tháng. Chẳng hạn, một trang web của bạn gồm chữ và hình ảnh có dung lượng 2Mb. Lượng traffic đổ về trang web đó trong 1 tháng là 100 (tức có 100 lần truy cập trang web đó trong tháng) thì băng thông là: 100*2=200 Mb.
  • Domain: Đây cũng là một yếu tố mà cũng nên xem bởi một số gói Hosting thì nhà cung cấp dịch vụ chỉ hổ trợ 1 Domain duy nhất, chính vì thế mà bạn không thể sử dụng thêm một domain nào khác dành cho gói Hosting này.

Thông thường, ta nên chọn mua gói shared hosting không giới hạn băng thông để không phải lo về lưu lượng truy cập và giá của nó cũng không đắt hơn là bao. Ngoài ra còn các thông số khác cần lưu ý đó là: Số lượng website cài đặt, số địa chỉ email, subdomain,…

hosting la gi

Các gói hosting và thông số

2. Không nên chọn mua hosting chung với nhà cung cấp tên miền

Thực ra trước đây có một lý do không nên làm việc này đó là thường thì nhà cung cấp tên miền sẽ không chuyên về hosting và ngược lại. Hosting của nhà cung cấp không chuyên thường hay bị lỗi và tốc độ chậm (bởi vì họ không chuyên). Ngày nay với những công ty lớn chuyên luôn cả dịch vụ tên miền và Hosting thì bạn có thể không cần lo về điều này vì chất lượng cả hai tương đối ổn.

Tuy nhiên, ta vẫn không nên chọn mua chung hosting với nhà cung cấp tên miền là vì điều này. Website của bạn có 3 thành tố như Website, tên miền và hosting.

Website của bạn tự tạo thì không nói, nhưng nếu tên miền và hosting ta chọn cùng một nhà cung cấp thì rủi sau này nhà cung cấp đó có vấn để thì coi như mất cả hai. Việc chọn riêng nhà cung cấp tên miền và hosting là nhằm hạn chế rủi ro như vậy.

website page speed

3. Dịch vụ hỗ trợ rất quan trọng

Hầu hết các vấn đề xảy ra với website của bạn trong quá trình sử dụng đều là do hosting. Vì máy chủ là do bên cung cấp quản lý nên hầu như bạn không thể can thiệp khi vấn đề xảy ra và cách duy nhất là yêu cầu kĩ thuật bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Nếu họ không hỗ trợ nhanh chóng, website không hoạt động trong thời gian dài thì bạn sẽ mất biết bao nhiêu khách hàng, chưa kể là hàng ngày bạn ngồi chơi xơi nước vì website vào không được thì cũng khó chạy quảng cáo Google, Facebook.

Lời kết

Với tất cả những kiến thức trên, hy vọng các bạn có thể hiểu được hosting là gì và làm cách nào để chọn mua hosting phù hợp với website và túi tiền của bạn. Nếu có thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn trong việc chọn mua Hosting cho trang web của mình thì đừng ngần ngại để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nhé!

Chúc bạn thành công!

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo