Azdigi Khuyến Mãi: Coupon 90% | Mua Ngay | Quà Tặng 1679$
Trải Nghiệm Azdigi Hơn 1.5 Năm: Xem Ngay
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $303 | Hướng dẫn

ICANN Là Gì? Các Cơ Chế Bảo Vệ Tên Miền Bạn Cần Biết

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đã mua cho mình một tên miền và sử dụng nó cho trang web thông qua các trang như Godaddy, NameCheap,… Vậy ai hay tổ chức là người đứng sau quản lý chúng để tránh các trường hợp trùng lặp và cơ chế nào để ngăn chặn việc đăng ký các tên miền xấu hay các tên miền vi phạm thương hiệu. 

Khi đó, bạn sẽ cần biết ICANN là gì? Nếu như đang cần tìm hiểu về thông tin này thì bài viết dưới đây sẽ có thể hữu ích với bạn.

Transfer domain là gì? Những lưu ý cần biết khi transfer tên miền
Transfer domain là gì? Những lưu ý cần biết khi transfer tên miền

ICANN là gì?

Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (viết tắt là ICANN) là một tổ chức được thành lập để quản lý tất cả các loại tên miền trên toàn thế giới. ICANN thành lập vào ngày 18/9/1998 có trụ sở tại California, Hoa Kỳ.

icann

ICANN là gì?

Ngày 30/9/1998, ICANN hợp nhập với các tổ chức giám sát hoạt động Internet trên danh nghĩa chính phủ Hoa Kỳ mà đáng chú ý nhất là IANA. ICANN lúc này hoạt động với nhiệm vụ quản lý cơ sở hạ tầng Internet bao gồm:

  • Quản lý dữ liệu hệ thống tên miền trên Internet.
  • Ban hành các chính sách phát triển hệ thống tên miền cấp cao.
  • Quản lý không gian địa chỉ IP và ủy quyền cấp phát địa chỉ IP cho từng khu vực cụ thể.

Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICANN gồm: Duy trì hoạt động ổn định của internet, thúc đẩy cạnh tranh và đạt được sự đại diện rộng rãi của cộng đồng Internet toàn cầu.

Các chủ thể trong ICANN là gì ?

icann

  1. Registry Operator: Danh sách tất cả các tên miền cùng loại (.com, .net, .org…) sẽ được lưu trong một cơ sở dữ liệu gọi là Registry. Registry này sẽ được quản lý bởi các Registry Operator.
  2. Registrar: Là những công ty được ủy quyền để bán tên miền. Bạn mua tên miền tại những đơn vị này.
  3. Registrant: là khách hàng đăng ký tên miền cuối cùng
  4. Reseller: nhà đăng ký đại diện cho khách hàng của mình nhưng không có mối quan hệ nào với ICANN (chẳng hạn các công ty cung cấp hosting, tên miền)

Hoạt động giữa các chủ thể

Khách hàng (registrant) sẽ phải đóng 2 khoản phí cho registrar (Ví dụ: Godaddy.com) gồm: Phí đóng cho ICANN (ICANN fee) và Phí dịch vụ đăng ký. 

Registrar lại đóng 2 khoản phí khác cho ICANN gồm: ICANN fee (vừa thu từ khách hàng) và phí nhận ủy quyền từ ICANN. Đồng thời Registrar cũng phải đóng một khoản phí cho các Registry Operator.

icann

Các cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN

  • Cơ chế phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới (Objection): Theo cơ chế này, chính phủ các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp có quyền gửi hồ sơ tới ICANN để phản đối một đăng ký cấp tên miền cao cấp nhất mới nếu như tên miền này xâm phậm đến các lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp, gây nhầm lẫn với tên miền hiện có, vi phạm các nguyên tắc đạo đức, xã hội đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp nhà quản lý tên miền gốc xâm phạm đến lợi ích của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc trái với nội dung hợp đồng mà nhà quản lý tên miền gốc đã ký kết khi cấp tên miền cao cấp nhất mới thì tổ chức, doanh nghiệp đó có thể khiếu nại với ICANN.
  • Cơ chế đăng ký thương hiệu: Tổ chức, doanh nghiệp khi đăng ký thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu của Trademark Clearing House (một tổ chức liên kết với ICANN) sẽ được sử dụng 2 dịch vụ sau:
  • Sunrise: Những thương hiệu đã được đăng ký tại Trademark Clearing House sẽ được ưu tiên đăng ký tên miền trùng với thương hiệu của mình trước khi tên miền đó được cung cấp cho công chúng.
  • Trademark Claim: Khi có một chủ thể khác đăng ký tên miền trùng với thương hiệu của mình thì mình sẽ nhận ngay được thông báo về việc đăng ký đó.

Lời kết

Như vậy, ICANN là tổ chức cao nhất quản lý tên miền của bạn còn các công ty dịch vụ tên miền mà bạn đăng ký chỉ là các công ty được ủy quyền từ ICANN. Do vậy, khi mua tên miền các bạn nên lựa chọn công ty dịch vụ đáng tin cậy và lâu đời để tránh các trường hợp mất hoặc tranh chấp tên miền không đáng có.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn, nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác dành cho bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần bình luận dưới đây.

2 Comments
  1. Trả lời
    Hoang Anh Tuan 09/2019 at

    Bạn cho hỏi là khi mình mua tên miền tại một nhà cung cấp nào đó, ví dụ namesilo giá là 8.9$ thì trong đó đã có bao gồm các loại phí kể cả ICANN và mình chỉ phải trả 8.9$ không cần quan tâm đến gì khác hay là mình còn mất thêm phí ngoài số tiền đó nữa?

    • Chỉ tổn 8.9$ thôi bạn. Thường ở các nhà cung cấp như Godaddy, Namesilo,… giá ở phần thanh toán là giá cuối cùng rồi. Trân trọng.

Để lại bình luận

DamMe
Logo