Conversion Rate là gì? Những cách tăng tỉ lệ chuyển đổi tối ưu

Azdigi Khuyến Mãi Sốc 70% Thứ 5 Lần 3: Lấy Mã | Coupon 70% | Quà Tặng 1679$
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $253 | Hướng dẫn
#Trending: Hosting Azdigi | VPS Azidgi | Vultr Coupon | Theme Chuẩn Seo | Hosting Tốt Nhất | VPS Chất Lượng
5/5 - (3 bình chọn)

Conversion Rate là một chỉ số rất quan trọng để đo hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo hoặc chất lượng một website, landing page. Có một sai lầm nghiêm trọng đã và đang khiến cho các chủ doanh nghiệp ném tiền qua cửa sổ mà không hề hay biết trong cuộc sống công nghệ hiện nay.

Vâng đó là khi xây dựng kênh bán hàng online thì y như rằng họ tập trung hết mọi thời gian, ngân sách vào các hình thức quảng cáo như Facebook Ads, Google Adwords, Zalo,… hoặc là làm SEO, xây dựng những trang mạng xã hội đồ sộ,…. mà quên mất rằng Conversion Rate cũng là một vai trò quyết định trong việc tăng doanh số bán hàng bên cạnh Conversion Rate của các chiến dịch quảng cáo.

Vậy rốt cuộc Conversion Rate là gì mà quan trọng đến như vậy và cách tăng Conversion Rate cho chiến dịch hay trang web của bạn, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Conversion Rate

Conversion rate là gì?

Conversion Rate (hay còn gọi “Tỉ lệ chuyển đổi”) là tỉ lệ người đã thực hiện hành động mà bạn mong muốn (thường là mua hàng, điền form, tải app, click liên kết,…) trên tổng số người truy cập website của bạn hoặc là tổng số người đã tiếp cận mẫu quảng cáo trong một chiến dịch quảng cáo.

Tỉ lệ này được qui đổi thành phần trăm và được dùng để đo mức độ thuyết phục khách hàng của website hoặc là hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Một ví dụ đơn giản đó là bạn có 100 người truy cập vào trang landingpage của mình và trong đó chỉ có 5 người thực hiện mua hàng. Conversion Rate ở đây là 5%.

Một ví dụ khác đó là một chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn đã tiếp cận 1000 người trong đó chỉ có 100 người click vào liên kết. Conversion Rate là 10%.

Conversion Rate

Thông thường, ta rất quan tâm đến Conversion Rate ở các chiến dịch quảng cáo mà quên mất Conversion Rate trên website, Landing Page của mình. Đó là bởi vì các chiến dịch quảng cáo đang nuốt tiền của bạn chóng mặt nên dĩ nhiên là bạn phải quan tâm đến nó mà quên mất rằng nếu Conversion Rate trên website, landing page quá thấp chắc chắn một điều rằng Conversion Rate của quảng cáo có cao mấy cũng là điều VÔ NGHĨA, tiền của bạn vẫn bị thiêu đốt sạch sẽ.

Vì sao phải tăng Conversion Rate?

Tất nhiên là vì tiền rồi, mọi thứ trên đời này lắm khi thoát khỏi chữ tiền. Tăng Conversion Rate sẽ giúp bạn tăng doanh số cho doanh nghiệp cũng tức là tăng hiệu quả của những khoản chi phí quảng cáo khổng lồ mà nếu Conversion Rate không tốt thì cũng chẳng khác nào quăng tiền xuống sông, xuống biển. Ở đây ta nhắc đến Conversion Rate cho chiến dịch quảng cáo và Conversion Rate trên website, landing page.

Một chiến dịch quảng cáo sẽ đóng vai trò mang khách hàng tiếp cận một thông điệp nào đó của bạn. Một số chiếc dịch chỉ cần như vậy là xong nhiệm vụ vì nó được tạo ra chỉ để làm thương hiệu cho doanh nghiệp.

Conversion Rate

Nhưng phần lớn các chiến dịch quảng cáo sẽ nhắm vào mục tiêu lớn hơn đó là làm cho khách hàng thực hiện một hành động nào đó sau khi đọc thông điệp. Hành động đó có thể là click vào link trỏ đến landing page, website; điền form để lại thông tin; inbox Fanpage hoặc đặt hàng trên Fanpage,…

Những hành động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra doanh số nhưng nếu không có nó thì rõ ràng cũng chẳng lấy đâu ra doanh số. Như vậy Conversion Rate ở các chiến dịch này cũng rất quan trọng nhất là để đo đếm hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Nhưng thường thì các chiến dịch quảng cáo chỉ đóng vai trò gián tiếp để tạo ra doanh số bởi vì khách có mua hàng hay không thì còn phải phụ thuộc ta làm gì với khách hàng sau khi họ đọc và thực hiện hành động trên mẫu quảng cáo đó.

Với những chiến dịch quảng cáo trỏ link về landing page, website thì việc ta trình bày nội dung trên đó như thế nào để thuyết phục khách đặt hàng ngay đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì nếu ta không làm được việc này thì những đồng tiền quảng cáo ta bỏ ra để dẫn khách hàng đến website trở thành công cốc.

Conversion Rate trong trường hợp này sẽ quyết định những khoản chi phí quảng cáo sẽ được chuyển hóa thành doanh thu hay trở thành một thứ bọt biển bốc hơi biền biệt.

Cách tăng Conversion Rate hiệu quả

Thường thì để thuyết phục khách mua hàng ta phải dẫn họ về website, landing page. Đây chính là nhà của mình có đủ không gian để mình có thể trình bày chi tiết về sản phẩm, dịch vụ.

Tất nhiên là bạn cũng có thể hướng chuyển đổi ngay trên fanpage hoặc post quảng cáo của mình nhưng điều đó là khá khó vì suy cho cùng Facebook, Zalo hay bất cứ nền tảng nào khác với nguồn tài nguyên có hạn đều có những luật lệ chung để giới hạn không gian trình bày của bạn. Cho nên cách tốt nhất là dẫn khách về website, landing page và tìm cách tăng Conversion Rate trên đó. Dưới đây là một số giải pháp.

1. Tăng tốc độ tải trang

Conversion Rate

Trước khi nghĩ đến tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) các kiểu thì việc đầu tiên cần làm đó là phải làm cho quá trình truy cập trang web trở nên dễ dàng. Website, landing page cần được tối ưu hóa bộ code, nén dung lượng hình ảnh và cần đặt trên một máy chủ cấu hình mạnh để tốc độ load trang được nhanh hơn. Trong vòng 3 giây nếu như trang web chưa tải xong thì chắc chắn khách sẽ out ra ngoài vì sự kiên nhẫn cũng có giới hạn.

2. Giao diện đẹp và thân thiện

Bạn phải là những chuyên gia UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) để có thể tạo ra những bản thiết kế không chỉ đẹp, hấp dẫn mà còn phải tương thích với hành trình mua hàng của khách.

Đẹp là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng ban đầu với khách hàng giúp khách hàng tò mò và sẵn sàng khám phá trang web lâu hơn. Tuy nhiên, nếu như thiết kế web không đúng với trải nghiệm người dùng, các phần cấu trúc phân bố không hợp lý gây bất tiện trong quá trình khám phá của khách thì họ sẽ THOÁT RA ngay lập tức.

Conversion Rate

Do vậy bạn phải nhờ các chuyên gia UX vẽ nên hành trình khám phá trang web của bạn và tạo nên những bản thiết kế thuận tiện cho trải nghiệm khách hàng.

Ngoài ra, giao diện trang web cần được tối ưu cho tất cả các thiết bị (responsive) từ desktop cho đến các thiết bị khác như mobile, máy tính bảng. Đặc biệt là mobile bởi vì nó đã và đang chiếm phần lớn lượng người truy cập website của bạn lấn át cả desktop.

3. Nội dung xúc tích, rõ ràng

Đã xưa rồi cái thời mà trang web chữ ơi là chữ. Cuộc sống hiện đại con người bận rộn đến nỗi mà khách hàng sẽ không bỏ ra cả mớ thời gian để đọc cho hết chữ trên trang web của bạn đâu, bởi vì họ còn rất rất nhiều sự lựa chọn khác sao lại chỉ tập trung cho mỗi mình bạn. Và hơn nữa, lượng thông tin mới liên tục được tạo ra và tràn ngập trong cuộc sống khiến họ không thể nào nhớ hết những gì mà bạn show trên web.

mmo la gi

Cho nên, cần phải chọn lọc những thông tin “đắt giá” nhất để đưa lên website, landing page sau đó đúc kết lại bằng những câu văn cô đọng và ngắn nhất có thể. Tăng cường sử dụng hình ảnh và video để minh họa cho những tính năng sản phẩm, dịch vụ của bạn bởi vì nó sinh động và dễ nhớ hơn nhiều so với những con chữ khô khan.

Một điều quan trọng là những thông tin mà bạn cung cấp cần có dẫn chứng rõ ràng bằng số liệu, bằng nhận xét của các chuyên gia hoặc một loại giấy tờ nào đó để khiến cho khách hàng tin tưởng.

4. Sử dụng lời kêu gọi hành động (Call to Action)

Có một hiệu ứng tâm lý đã được kiểm chứng đó là nếu bạn sử dụng những lời kêu gọi hành động thì người xem sẽ có xu hướng thực hiện theo những lời kêu gọi đó. Call to Action trên một trang web có 2 dạng đó là dạng chữ và dạng nút:

Conversion Rate

Dạng chữ: Là một câu chữ cụ thể như “Click vào link này để tìm hiểu thêm”

Dạng nút:Đặt hàng ngay”, “Mua ngay”

Và trước khi sử dụng những lời kêu gọi hành động này bạn nên thêm vào các yếu tố khẩn cấp để thôi thúc khách hàng hành động như:

Chỉ còn 3 ngày để nhận khuyến mãi 50%.

Quà tặng chỉ áp dụng cho 5 người đặt hàng đầu tiên,…

Lời kêu gọi + yếu tố khẩn cấp là một cách tăng Conversion Rate hiệu quả nhất và luôn cho những kết quả tuyệt vời.

5. Thực hiện A/B testing

A/B testing là một kĩ thuật thử nghiệm giúp bạn chọn ra phương án cải thiện nào là tối ưu nhất để tăng Conversion Rate. Bạn phải thử nghiệm bởi vì nhiều lúc bạn nghĩ một nơi nhưng khách hàng lại suy nghĩ một ngả nên rốt cuộc không biết liệu phương án cải thiện này có giúp tăng Conversion Rate hay không.

Conversion Rate

Dưới đây là một ví dụ cho A/B testing. Mục tiêu của cuộc thử nghiệm này đó là bạn muốn biết nên sử dụng yếu tố A hay B cho landing page thì sẽ giúp nó tăng Conversion Rate.

Cách làm: Bạn tạo 2 landing page giống y hệt nhau chỉ khác nhau là một cái sử dụng yếu tố A còn một cái sử dụng yếu tố B. Sau đó mang 2 landing page này đi tiếp cận cùng một lượng khách hàng như nhau. Nếu landing page A có Conversion Rate tốt hơn thì ta áp dụng yếu tố A để cải thiện Conversion Rate cho landing page đó.

Lưu ý rằng, khi bạn muốn test một yếu tố nào thì chỉ có những yếu tố đó được quyền thay đổi còn mọi thứ còn lại trong landing page đều phải y hệt và kể cả đối tượng khách hàng dùng để test cũng phải tương tự nhau. Kết quả càng chính xác nếu số lượng khách hàng dùng để test càng lớn vì nó đảm bảo được nguyên tắc mẫu số lớn trong toán thống kê.

Cách tăng Conversion Rate hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo

Phân ở trên là những cách tăng Conversion Rate cho website, landing page. Với các chiến dịch quảng cáo, bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp trên để tăng Conversion Rate.

Conversion Rate

Chẳng hạn bạn có thể thêm vào post quảng cáo combo Yếu tố khẩn cấp + Lời kêu gọi hành động. Nội dung post quảng cáo bạn cũng có thể cải thiện bằng những câu chữ cô đọng, thông tin rõ ràng, chứng cứ sắc bén. Giao diện hay nói đúng hơn là hình thức post quảng cáo mặc dù đã được cố định sẵn nhưng bạn có thể làm nó đẹp hơn bằng những hình ảnh, video mát mắt. Ngoài ra, với các chiến dịch quảng cáo bạn cũng có thể thay đổi mục tiêu tiếp cận để tăng Conversion Rate.

Và cuối cùng, một kĩ thuật rất quan trọng, không bao giờ thiếu khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo đó chính là A/B testing. Ngoài việc phải test các yếu tố về nội dung post quảng cáo thì bạn còn phải test các yếu tố về đối tượng người tiếp cận bởi vì cùng một mẫu quảng cáo nhưng người này thích còn người khác lại không thích. A/B testing sẽ chọn ra một combo: Mẫu quảng cáo + Đối tượng người tiếp cận tương ứng mà nó mang lại Conversion Rate cao nhất.

2 Comments
  1. Nói về Conversion Rate mình chưa hiểu lắm về Conversion Rate nhưng mà nay đọc được bài này mình cũng hiểu hơn phần nào, khi rảnh mình sẽ nghiên cứu thêm.

Để lại bình luận

DamMe
Logo