Nếu bạn là một người yêu thích công nghệ đặc biệt là về website và server thì sẽ hiểu Nginx là gì? Tại sao nhiều công ty lớn trên toàn thế giới lại thích sử dụng nó như vậy thay vì Apache Server? Hôm nay, mình xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản về NGINX cho những bạn để có thể hiểu hơn về nó. Hãy xem tiếp phần nội dung dưới đây bạn nhé!
Bạn có biết!
Sử dụng VPS là một giải pháp hoàn hảo để chạy các trang web mã nguồn mở như WordPress, Joomla,… Hiện nay có rất nhiều script quản trị VPS có thể giúp chúng ta quản trị các VPS này, chỉ với một dòng lệnh duy nhất thì bạn đã có thể cài đặt script này vào VPS để chạy các trang web.
Hiện mình đang sử dụng LarVPS Script với nhiều công nghệ mới và tốt nhất như NGINX, php7, MariaDB, Let’s Encrypt,… Sau một thời gian hơn 6 tháng sử dụng trên các VPS tốt nhất như Azdigi, UpCloud, Vultr, DO,… thì mình rất hài lòng về LarVPS Script của anh Tống.
NGINX là gì?
NGINX là một Web Server mã nguồn mở nổi tiếng, lúc sơ khai nó chỉ dùng để phục vụ web HTTP nhưng sau này NGINX đã được nâng cấp và có thể sử dụng cho hầu hết các giao thức như: HTTP, HTTPS, IMAP, SMTP và POP3. Đây là một Server mạnh trên thị trường, sử dụng cấu tạo kiến trúc đơn luồng chính vì vậy có thể thấy rằng NGINX hoạt động hiệu quả hơn so với Apache server khi bạn cài đặt đúng cấu hình.
Theo thời gian nó ngày càng được người dùng ưu tiên lựa chọn và đã có mặt trên hầu hết các máy chủ Linux. Nginx cũng là một dữ liệu không thể bỏ qua với một Web Developer, System Administrator hay Devops.
Các tính năng chính của NGINX
Sau đây là những tính năng của Nginx trên máy chủ HTTP và Mail Proxy
Trên máy chủ HTTP
Nginx trên máy chủ HTTP có khá nhiều tính năng như:
- Có khả năng xử lý nhanh chóng cùng một lúc 10.000 kết nối với bộ nhớ tương đối thấp.
- Nâng cao tốc độ xử lý reverse proxy bằng bộ nhớ đệm (cache), khả năng khắc phục và chịu lỗi cao.
- Đảm bảo tốc độ tải với bộ nhớ đệm của CGI, FastCGI, Uwsgi và các máy server chủ khác như Memcached
- Có chức năng hỗ trợ mã hóa SSL và TLS
- Cấu hình được thiết kế linh hoạt tùy nhu cầu sử dụng và tích hợp tính năng lưu lại nhật ký truy vấn.
- Tăng tốc load trang bằng việc tự động nén gzip khi modular kết thúc.
- Hỗ trợ tập tin tĩnh và khả năng cấu hình lập chỉ mục tập tin
- Hạn chế tối đa tỷ lệ truy vấn
- Có chức năng nhúng mã PERL
- Truyền tải và đọc được các file MP4 và FLV
- Tương thích với giao thức IPv6
- Nâng cấp phiên bản HTTP/1.1, hỗ trợ giao thức HTTP/2
- Sửa lỗi và chuyển hướng URL
- ….
Trên máy chủ mail proxy
- Hỗ trợ giao thức mật mã TLS/SSL
- Hỗ trợ chuẩn bảo mật STARTTLS
- Sử dụng cổng kết nối qua giao thức SMTP, POP3 và giao thức IMAP proxy
Tính năng yêu cầu xác thực bảo mật bằng máy chủ HTTP bên ngoài hoặc lệnh xác thực bảo mật được thiết kế riêng.
Tìm hiểu về cách thức hoạt động của NGINX
So với các máy chủ khác khi chúng hoạt động theo một luồng duy nhất cho mọi yêu cầu thì Nginx không như vậy mà nó sử dụng event-driven (kiến trúc sự kiện) không đồng bộ. Nó có nghĩa các luồng tương đồng nhau trong Nginx sẽ được quản lý theo dạng Worker Process và ở đây lại được chia ra để chứa các đơn vị nhỏ hơn và chúng được gọi là Worker Connection. Sau đó Worker Process và Worker Connection sẽ phân tích và xử lý các luồng theo yêu cầu.
Trình tự hoạt động như sau:
Worker Connection có nhiệm vụ cung cấp những yêu cầu khác nhau cho Worker Process và Master Process. Sau đó Master Process đảm nhận nhiệm vụ cung cấp xuất ra những kết quả của các yêu cầu.
So sánh giữa NGINX VÀ APACHE SERVER
Trong các máy chủ (server) hiện nay trên thế giới thì không ai không biết tới Nginx và Apache, đây là 2 đối thủ lớn đáng phải so sánh với nhau khi lựa chọn. Sau đây là một vài tiêu chí so sánh cơ bản để giúp bạn lựa chọn một server chủ phù hợp nhất với nhu cầu.
1. Hệ điều hành
Khi chọn tất cả các phần mềm, server,…thì yêu cầu được đặt ra hàng đầu chính là khả năng tương thích với hệ điều hành hiện có. Cả Nginx và Apache đều hỗ trợ chạy tốt trên hệ thống Unix. Tuy nhiên trên Windows thì Nginx có phần kém hơn cho nên bạn cần lưu ý điểm này.
2. Người dùng
Dù bạn là chuyên gia hay là người mới bắt đầu sử dụng cũng cần sự hỗ trợ kịp thời từ phía nhà cung cấp khi xảy ra những vấn đề khó khăn nào đó ngoài mong muốn. Điểm này thì cả hai ông lớn đều hỗ trợ qua Email và Stack Overflow, nhưng về phía Apache lại bỏ sót sự hỗ trợ từ công ty.
3. Hiệu năng
Trong khi Nginx có khả năng xử lý cùng lúc lên tới 1.000 kết nối tới nội dung tĩnh thì Apache chỉ bằng ½ và Nginx cũng ít dùng bộ nhớ hơn. Nhưng khi đưa ra tiêu chí hiệu suất xử lý của cùng một nội dung thì cả 2 server chủ đều có tốc độ như nhau. Vậy nếu bạn đang sử dụng website tĩnh nhiều hơn thì Nginx là lựa chọn tối ưu hơn.
Lời kết
Như vậy bài viết trên đã giải thích cho bạn hiểu rõ về Nginx là gì cũng như những kiến thức cơ bản về nó, hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý thêm nào khác dành cho bài viết thì đừng đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.
Theo Mr. Tiến