Azdigi Khuyến Mãi: Coupon 90% | Mua Ngay | Quà Tặng 1679$
Trải Nghiệm Azdigi Hơn 1.5 Năm: Xem Ngay
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $303 | Hướng dẫn

CDN là gì? Những điều bạn cần biết về Content Delivery Network

5/5 - (2 bình chọn)

CDN là một trong những thuật ngữ mà nhiều người sử dụng hay thiết kế website đều nghe đến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu CDN là gì và nó dùng để làm gì, sử dụng ra sao? Nếu như bạn đang tìm hiểu về CDN cũng như cần một vài kiến thức cơ bản về CND thì ở bài viết này dành cho bạn. Hãy cùng mình xem tiếp nhé!

CDN là gì?

Content Delivery Network (CDN) hiểu nôm na là “mạng lưới phân phối nội dung”. Sẽ có một nhóm các server chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới nhờ đó tối ưu hóa tốc độ truyền tải (load web) giúp cho người dùng dễ dàng truy cập Website một cách nhanh chóng.

Có thể nói đây là một bước tiến lớn trong giới công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề quá tải của những hệ thống Server đồng thời giảm thiểu thời gian có thể truy cập vào một trang web.

Ví dụ như trước đây để người dùng trên toàn thế giới truy cập vào các nền tảng lớn như Amazon hay liên hệ với bạn bè, gia đình qua video call bằng Facebook thì chắc chắn sẽ không dễ dàng cho những người dùng ngoài nước Mỹ (nơi đặt server chủ của các ông lớn này).

Vì thế nhờ sự trợ giúp của CDN mà những Data Center của các website này được kết nối với nhau trên toàn cầu và tạo ra một điểm gần nhất có thể tại một vị trí cụ thể của người dùng mà không cần phụ thuộc vào server gốc nữa. Điều này giúp việc giao tiếp, kết nối công nghệ 4.0 trên các nền tảng Internet diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chắc hẳn bạn cũng hiểu CDN là gì rồi? Vậy nó có những ưu nhược điểm gì? Cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những lợi ích khi dùng CDN

cdn

CDN là gì?

1. Đối với doanh nghiệp

  • Giúp tăng thêm hiệu quả hoạt động của website ở nhiều nơi
  • Không cần phải đặt nhiều máy chủ ở nhiều nơi mà chỉ cần sử dụng CDN giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và quản lý
  • CDN đóng góp lớn giúp website của bạn nhận được xếp hạng ranking từ google cao hơn
  • Tối ưu hóa dung lượng băng thông cho máy chủ
  • Khả năng hỗ trợ và tương thích cao với đa phần mã nguồn thông dụng hiện nay như: “wordpress, joomla, drupal, magento”.
  • Tốc độ truy cập (độ load web) nhanh hơn dù bạn người dùng đang truy cập website của bạn đang ở đâu.
  • Các file tĩnh website doanh nghiệp của bạn lúc này sẽ được hệ thống bố trí trên các cụm máy chủ CDN Network điều này sẽ giúp cho các server chủ giảm tối đa tải trọng quá trình vận hành hệ thống.
  • Cải thiện khả năng bảo mật thông tin

2. Người dùng cuối cùng

  • Tăng tốc độ truy cập vào trang web giúp bạn tìm nội dung, hình ảnh,… trên internet nhanh hơn, trải nghiệm xem phim, chơi game cũng mượt mà hơn.
  • Cho phép người dùng trên toàn thế giới có thể giao tiếp, kết nối nhanh chóng dù bạn đang ở đâu trên thế giới.
  • Cho phép người dùng truy cập và xem tất cả các chương trình trực tuyến trực tiếp trên lapop, máy tính và điện thoại mà luôn đảm bảo đường truyền tốt.

Cách hoạt động của CDN

Khi người dùng muốn truy cập vào một trang web nào đó mà không có CDN nghĩa là họ sẽ phải gửi thẳng yêu cầu đến máy chủ chứa website đó để có thể nhìn thấy nội dung.

Còn ngược lại nếu truy cập vào trang có dùng CDN, thì lúc này PoP sẽ nhận biết và phân tích vị trí của người dùng và trả kết quả lại cho người dùng xem. Ví dụ khi bạn truy cập Facebook.com khi bạn ở Việt Nam thì PoP CDN tại nước ta sẽ cung cấp nội dung cho bạn. Điều này giúp kết quả trả về diễn ra nhanh chóng hơn, tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất.

cdn

Cách dùng CDN cho người mới

Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng CDN cũng không cần quá lo lắng vì CDN sử dụng rất dễ và đơn giản, để tiến hành cài CDN bạn chỉ cần thực hiện sửa một số nội dung tĩnh trên website của mình là được.

Ví dụ: 

Đây là nội dung hiện tại
<img src="https://facebook.com/images/logo.png">

Tiến hành đổi thành: 
<img src="https://tên-miền-cdn/images/logo.png">

Còn khi bạn đang dùng website WordPress thì có thể tìm hiểu và cài đặt một số Plugin hỗ trợ CDN như: W3 Total Cache, CDN Enabler, WP Super Cache …

VPN và CDN khác nhau những điểm gì?

VPN là từ viết tắt của Virtual Private Networks, khi nó được thiết lập nó sẽ giúp người dùng cuối ẩn đi danh tính của mình bằng việc sử dụng một máy tính trung gian làm điểm truy cập đến Website Server. Bạn có thể dùng tính năng này để có thể truy cập vào những nội dung bị chặn tại quốc gia/vị trí hiện tại của bạn mà không nằm trong danh sách bị chặn ở VN.

Ngoài ra thì cả VPN và CDN đều được lựa chọn nhằm nâng cao tính bảo mật và tốc độ truy cập nhưng với những mục đích riêng.

Những ai nên dùng CDN cho website

cdn

  • Các trang mạng lớn có lượng người truy cập nhiều, website chứa tương đối nhiều nội dung tĩnh (Hình ảnh, Javascript hay CSS).
  • Máy chủ đặt ở quá xa so với người dùng (có thể kể đến như các mạng xã hội lớn của thế giới, các trang thương mại điện tử quốc tế,…).
  • Các doanh nghiệp Media, những đơn vị cung cấp các TVC, video clip, Movies,… để quảng bá hình ảnh hay kinh doanh các dịch vụ số đến người dùng cuối.
  • Những trang web của các đài truyền hình, đơn vị truyền thông, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng truyền hình trực tiếp đến người dùng internet.
  • Ứng dụng của các doanh nghiệp truyền thông

Lời kết

Trên đây là những gì mà mình tổng hợp được trong quá trình sử dụng CDN với vọng nó có thể giúp đỡ bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu chúng. Nếu bạn có những thắc mắc hay không rõ thì đừng ngại đặt câu hỏi ngay trong phần bình luận dưới đây nhé!

Tags: cdnLÀ GÌ

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo