React là gì? Những điều cơ bản về React dành cho người mới

Azdigi Khuyến Mãi Sốc 70% Thứ 5 Lần 3: Lấy Mã | Coupon 70% | Quà Tặng 1679$
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $253 | Hướng dẫn
#Trending: Hosting Azdigi | VPS Azidgi | Vultr Coupon | Theme Chuẩn Seo | Hosting Tốt Nhất | VPS Chất Lượng
5/5 - (2 bình chọn)

React là một trong những thư viện về javascript xử lý các vấn đề view layer, nó được rất nhiều người trong ngành sử dụng với tính tiện dụng và nhanh chóng. Hiện nay với hơn 100.000 ngàn trang website có sử dụng nó và lượng Developer rất lớn. Vậy thật sự React là gì? Và tại sao nó được nhiều người sử dụng. Hãy cùng mình bắt đầu tìm hiểu nào…

React là gì?

React là một trong những thư viện phổ biến nhất hiện nay có chứa nhiều JavaScript mã nguồn mở dùng để xây dựng giao diện giao tiếp với người dùng. Nhờ công nghệ mới Render trang web mà nó có tốc độ phản hồi nhanh chóng với user. Người khai sinh ra ReactJS đó chính không ai khác đó chính là một tên tuổi mà ai ai cũng biết “Facebook”.

Nó được sử dụng tại các ông lớn (Netflix, American Express, Facebook, WhatsApp, Airbnb, eBay, Instagram,…) như một thư viện UL giúp 2 mạng xã hội lớn này xây dựng UI (giao diện với người dùng) thân thiện, có tính tương tác cao.

Điểm đến cuối cùng mà các nhà sáng tạo muốn ReactJS hướng tới đó chính là đáp ứng mục tiêu mỗi website khi đã sử dụng ReactJS thì phải đảm bảo có tốc độ Load nhanh, mượt, đơn giản và có khả năng mở rộng cao.

Cách hoạt động của React

react

Cách hoạt động của React như thế nào? Làm sao để kiểm tra nó đang hoạt động trên Website của bạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Để xác định React có hoạt động hay không, bạn có thể viết code HTML bằng JavaScript.

// JSX
const myElement = <h1>Hello JSX</h1>;

// Converted to plain JavaScript
var myElement = React.createElement("h1", null, "Hello JSX");

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đoạn HTML trên tương đối giống với  XML components. Nhưng thay vì như trước đây sẽ dùng DOM clash còn đối với React thì sử dụng className.

Với thẻ JSX nó sẻ có tên của thẻ, tên con và loại thuộc tính. Các thuộc tính của JSX là đại diện cho chuỗi nằm trong dấu ngoặc kép và bạn cứ nghỉ là nó khá giống với ngôn ngữ JavaScript.

Các bạn lưu ý là với các giá trị là số và giá trị biểu thức bạn cần phải viết bên trong của dấu ngoặc nhọn </>.

Gần như đa phần React được tạo ra bằng cách sử dụng các đoạn code JavaScript XML (JSX) chứ không dùng JavaScript truyền thống (JS). Và mục tiêu hướng đến cuối cùng của nó vẫn là giúp cho React components dễ dàng khởi tạo hơn.

// JSX
const myElement = <h1 className="hello">Hello JSX</h1>;

// Converted to plain JavaScript 
var myElement = React.createElement("h1", {
className: "hello"
}, "Hello JSX");

Nếu bạn dùng JS để khởi tạo React components cũng được nhưng nó sẽ rất khó khăn và bất tiện trong quá trình sử dụng sau này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dùng JSX tại đây.

Lợi ích khi sử dụng React

react

Nếu bạn đang là những nhà quản trị Website hướng tới bảng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm thì việc sử dụng React đem lại hiệu quả tối ưu hóa bất ngờ cho trang web của bạn đấy.

  • Đúng như vậy lợi ích đầu tiên mà chúng mình muốn nhắc đến khi sử dụng React đó là tối ưu hóa SEO (thân thiện với công cụ tìm kiếm):  Đây có thể nói là điểm đặc biệt mà chỉ React mới có, nhờ sự hỗ trợ của nó và trình duyệt cũng trả về dạng web page trên Server và các Virtual Dom khi bạn chạy ReactJS. Đây là lý do nó hỗ trợ và đáp ứng mọi nhu cầu khi bạn cần một trang web thân thiện với người dùng.
  • Lợi ích thứ hai phải kể tới đó là bản thân ReactJS có thể tạo ra một Dom ảo, đây là nơi có thể lưu trữ các component. Việc này giúp nâng cao hiệu suất làm việc, khi có nhu cầu tính toán hay cập nhật những thay đổi lên Dom thì nó đều hỗ trợ giúp bạn tính trước và thực hiện trên Dom.
  • Nhờ có React sẽ giúp bạn chỉnh sửa hay viết thêm các đoạn code JS đơn giản và nhanh chóng hơn. Vì nó giúp ta có thể nhìn được những đoạn code giữa HTML và Javascript. Bên cạnh đó nếu muốn thêm code vào hàm render lúc này không cần phải nối chuỗi mà chỉ cần thêm trực tiếp điều này khá hay và thú vị phải không nào.

Hiện tại có khá nhiều tiện ích mở rộng hỗ trợ phát triển thêm lợi ích của ReactJS. Vì thế khi bắt đầu dùng nó bạn hãy thêm vào phần cài đặt mở rộng của trình duyệt Chrome nó có thể giúp bạn debug code một cách thuận tiện và dễ dàng hơn đấy.

Những điều cơ bản cần biết về React

Để sử dụng một phần mềm hay một công cụ nào đó điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu là những thông số hay những tính năng trong nó, đối với React thì chúng ta cần quan tâm điểm sau:

react

1. ReactJs chỉ là view Library

Đây là phần dành riêng cho Facebook nó giúp cho ông lớn này render ra những phần view và đây chính là một phần của ReactJs.  Đồng thời nó cũng hỗ trợ xây dựng giao diện người dùng (UI) có tính phản hồi, tương tác cao, có những trạng thái và sử dụng ở bất kỳ lúc nào. Là một môi trường xây dựng các phản ứng xung quanh các component.

2. Hãy lưu ý nên dùng ít State Components

State chính là nơi giúp bạn lưu trữ các thông tin của ứng dụng của bạn, Và các ứng dụng này luôn mở rộng liên tục vậy nên bạn cần giữ nó càng đơn giản càng tốt. Với chức năng State nó có liên quan trong vấn đề render để xem dữ liệu hiển thị như thế nào và có cần phải render lại lần khác không.

State chỉ có trong components thực hiện công việc trao đổi dữ liệu với bên ngoài, và nó giúp hiển thị đúng trạng thái của Component hiện tại.

3. Components cần phải nhỏ gọn

Để phần mềm của bạn dễ hiểu cũng như bảo trì, thì bạn cần phải giữ cho function/class nhỏ gọn nhất có thể.

4. Kết hợp cùng Redux.js

Bạn nên kết hợp React  với redux và flux hoặc bất kỳ luồng dữ liệu nào là điều cần thiết. Redux là nguồn dữ liệu được khá nhiều người sử dụng với tư duy của react khá hay đó.

Bạn còn thể sử dụng tính năng Webpack , JSX, ES6, NPM, Babel,… Tuy nhiên JSX là tính năng đặc biệt nhất của React. Những gì bạn viết lên đó thì đều hiển thị lên khi bạn kết hợp với babel, tính năng biên dịch của ES6, Còn NPM và webpack sẻ hỗ trợ đóng gói và cùng với các thư viện tốt hơn.

Lời kết

Trên đây là một số kiến thức về React mà mình tập hợp được trên Intenet và hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn khi sử dụng hoặc tìm hiểu về chúng. Nếu bạn cần hỗ trợ hay có thắc mắc gì nào khác liên quan đến React hoặc bài viết này thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần dưới đây.

Tags: LÀ GÌReact

2 Comments
  1. Hiểu rõ được react rồi, thì sau này tiếp tục React native để build app trên mobile. Đây là xu hướng của tương lai. Bên mình cũng có app viết bằng React 😀

Để lại bình luận

DamMe
Logo