PHP là gì? Những ưu và nhược điểm PHP (Có thể bạn chưa biết)

Azdigi Khuyến Mãi Sốc 70% Thứ 5 Lần 3: Lấy Mã | Coupon 70% | Quà Tặng 1679$
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $253 | Hướng dẫn
#Trending: Hosting Azdigi | VPS Azidgi | Vultr Coupon | Theme Chuẩn Seo | Hosting Tốt Nhất | VPS Chất Lượng
5/5 - (1 bình chọn)

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến được nhiều người sử dụng trong các lĩnh vực về lập trình website và thiết kế. Hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng PHP là một ngôn ngữ lập trình không thể thay thế tuy nhiên cũng không ít người cho rằng nó không tốt và ổn định.

Bài viết dưới đây, mình sẽ đưa ra những quan điểm về ngôn ngữ lập trình PHP với những ngôn ngữ khác khác như thế nào? Có nên sử dụng PHP trong thời điểm hiện tại và những kinh nghiệm mà mình đưa ra cho bạn nếu bạn có hướng học PHP trong tương lai gần.

  • Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình này là gì?
  • PHP hoạt động như thế nào?
  • Có nên sử dụng PHP vào thời điểm này không?
  • Ứng dụng của PHP là gì?
  • Lập trình PHP làm được những gì?
  • Những kinh nghiệm nên biết cho người học PHP

Mời bạn cùng bắt đầu tìm hiểu ngôn ngữ này qua bài viết  PHP là gì? Và những điều cần biết dưới đây cùng mình.

PHP là gì?

php la gi

Để hiểu được bài viết này bạn cần biết PHP là gì? PHP được viết tắt từ Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình cho một mã lệnh hoạc kịch bản để phát triển các ứng dụng hay để giao tiếp với máy chủ hay mã nguồn mở.

PHP là một ngôn ngữ lập trình đơn giản và dễ học cho người mới bắt đầu với những cú pháp khá giống với cách viết Java và C, đây cũng là ngôn ngữ lập trình phỗ biến nhất thế giới trong thiết kế website hiện nay với khả năng tương thích cao với mọi trình duyệt.

Ưu và nhược điểm của PHP

Ưu điểm:
  • Đầu tiên phải kể đến đó là PHP chính là một mã nguồn mở. Vậy nên việc cài đặt và sử dụng ngôn ngữ PHP rất là dễ dàng và cài đặt phổ biến nhất là trên các WebSever thông dụng như Nginx, Apache. Đặc biệt PHP là một mã nguồn miễn phí và được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn, cộng đồng và bạn có thể dễ dàng sao chép và cài đặt sử dụng các website hay các ngữ cảnh có sẵn.
  • PHP là ngôn ngữ dễ học và dễ sử dụng, nó có tính linh hoạt cao để giải quyết các vấn đề, các ngữ cảnh và kịch bản với các phương pháp tùy biến khác nhau theo yêu cầu của bạn.
  • Đây là một ngôn ngữ có tính công đồng lớn nhất hiện nay vì đây là một mã nguồn mở và cũng rất dễ sử dụng cho nên PHP luôn được ưa chuộng và tạo nên một cộng đồng lớn và chất lượng với các chuyên gia trên toàn thế giới.
  • Khả năng bảo mật cao cho dù đây là mã nguồn mở, PHP được cộng đồng phát triển rất mạnh mẻ vì vậy PHP được coi là an toàn khi sử dụng với sự chia sẻ cách bảo mật. Ngoài ra khi bạn sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP sẻ kết hợp các kỹ thuật bảo mật với từng tầng khác nhau giúp khả năng hoạt động cho website ổn định và an toàn hơn.
  • Tương lai của những bạn học ngôn ngữ PHP thì những cơ hội việc làm rất lớn với thu nhập cao có thể lên đến hàng chục triệu một tháng. Hiện nay thì nhu cầu thiết kế và lập trình Website rất cao giúp bạn càng có nhiều cơ hội làm việc và kiếm thêm thu nhập hơn.
Nhược điểm:
  • Nhược điểm phải nói đến đầu tiên khi dùng PHP chính là cấu trúc ngôn ngữ của nó nhìn không được gọn gàng cho lắm. Mọi câu lệnh được viết trong cặp câu lệnh <?php … ?>.
  • Không giống như Java và C# khi bạn học thì có thể làm website, các ứng dụng điện thoại, chương trình hay phần mềm… . tuy nhiên đối với PHP chỉ có thể sử dụng làm website và các ứng dụng website mở rộng mà thôi.
  • Nhược điểm lớn nhất đáng nói đến là khả năng bị sao chép và hack mã code dễ hơn và độ an toàn không cao như các ngôn ngữ lập trình khác. Nhưng từ khi lên phiên bản PHP 7 chấm trở lên đã khác phục được rất nhiều vấn đề này.

PHP hoạt động như thế nào?

php la gi

Thông thường khi người dùng gọi thông tin dữ liệu từ trang website, thì máy chủ dử liệu sẽ gọi PHP Engine để đưa ra kết quả mà người dùng mong muốn và yêu cầu qua trang PHP và thường trải qua 4 giai đoạn giao tiếp như sau để đưa ra kết quả:

1. Lexing

Lexing đây là một quá trình để chuyển một đoạn mã của PHP trở thành một chuỗi các token khác nhau có gắn giá trị riêng để để tạo các lexer từ file khai báo sẵn có trước.

2. Parsing

Đây là giai đoạn phân tích parser thông qua file grammar BNF với Bison và nhận các luồng token từ lexer (như bước 1) để thực hiện công việc: Xem và kiểm tra tính hợp lệ của token được tiếp nhận và trả về có khớp với nhau hay không quy tắc ngữ pháp trong tập tin ngữ pháp BNF được xác định trước.

3. Compiling

Compiling chính là giai đoạn biên dịch và nó sử dụng AST đưa ra các mã để tác dụng bằng cách thông qua cây phương pháp đệ quy chuẩn và tối ưu hóa câu lệnh và gọi hàm ra.

4. Interpreter

Interpreter là một giai đoạn gọi là thông dịch mã yêu cầu. Thông thường mã tác vụ chạy bằng Zen Engine với khoảng cách rất ngắn với kết quả đưa ra như khi sử dụng PHP echo mà thôi.

Ứng dụng của PHP trong thực tiễn

Thiết kế và lập trình Website: Tất cả các website đều có thể xây dựng bằng ngôn ngữ PHP trong đó có cả Front-end và Back-end để tạo ra mã HTML xuất giao diện website và xử lý các chứng năng của Website như các ngôn ngữ thông dụng khác.

PHP có thể tạo ra được hệ thống quản lý các nội dung: Từ các cơ sở dữ liệu và thao tác với chúng. Bạn cũng có thể làm các trang website về mạng xã hội hay trang thương mại điện tử hoạc các trang website lớn như Twitter, Facebook, Instagram, FPT, Thegioididong,…

Có nên sử dụng PHP vào thời điểm này?

php la gi

Hiện nay thì PHP vẫn là một ngôn ngữ lập trình rất hot và nếu bạn có dự định thiết kế website bằng PHP thì mình sẻ trả lời là có vì những lý do sau đây:

  • PHP đơn giản và dễ sử dụng: Khi bạn thiết kế website bằng ngôn ngữ PHP sẻ có thể làm các trang website mang đến sự thân thiện người dùng cao hơn và độ tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau như: Chrome, FireFox, Cốc Cốc và nhiều trình duyệt khác.
  • Tốc độ load trang tốt hơn nhiều: Khi bạn thiết kế web bằng PHP sẻ giúp website của bạn có tốc độ load rất nhanh đơn giản vị nó giảm code thừa tối đa thậm chí là không có. Tăng khả năng chuyển đổi với khách hàng.
  • Khả năng tùy chỉnh trang website đơn giản và nhanh chóng hơn theo ý mình
  • Cộng đồng đông đảo sẳn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn.

Những kinh nghiệm nên biết cho người học PHP

Có nhiều bạn cũng thường hỏi mình như việc Học PHP có khó hay không? Vậy nên mình sẻ đưa ra một số kinh nghiệm để bạn trở thành một người lập trình PHP chuyên nghiệp:

  1. Bạn cần phải xác định xem là bạn học PHP với mục đích gì, học để trở thành một Developer Websie Full Stack, hay bạn chỉ muốn học để làm ra những trang website khác nhau về dịch vụ, bán hàng, giới thiệu,…
  2. Khi bạn đã xác dịnh được mục tiêu của mình bạn cần tập trung để nắm vừng các kiến thức và kỹ năng cơ bản về Front-end của PHP và một số phương pháp lập trình PHP về giao diện của website, đây là một trong những kiến thức nền tảng bạn cần phải có né.
  3. Đã học phải đi đôi với thực hành và phải thực hành thật nhiều mục đích để bạn quen tay trong việc code. Không chỉ giúp bạn quen tay mà giúp bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc sửa lỗi trong quá trình làm việc và tiến bộ nhanh được.
  4. Bạn cũng nên lưu ý là không nên copy paste nhiều, vì khi bạn code bằng từ tay mình sẻ quen hơn và nhớ lâu hơn để thành thạo một cách nhanh chóng hơn. Chậm mà nhanh đấy nhé để sau này nhìn một cái thấy lỗi ngay.
  5. Hãy tham gia vào các cộng đồng, mạng xã hội và diễn đàn PHP để bạn có thể học tập và được chia sẻ nhiều phương pháp và code hay nhé. Và các lỗi mã những người trước gặp phải mà bạn lưu lại để sau gặp phải lôi ra mà xử lý.

Lời kết

Bài viết trên đây là một số kinh nghiệm và kiến thức mà mình tích lũy được trong quá trình làm việc và tìm hiểu trong thời gian dài. Mình cũng mong rằng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ PHP.

Cám ơn bạn đã xem bài viết của mình, nếu bạn có những thắc mắc hay ý kiến về vấn đề này hãy comment phía dưới bài viết để mình hỗ trợ bạn sớm nhất có thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác mà mình đã chia sẻ trong thời gian gần đây:

  1. Mua Hosting ở đâu tốt nhất? 
  2. Nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay?

Cám ơn bạn đã xem bài viết này.

Theo Mr. Tiến

Tags: LÀ GÌphp

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo