Azdigi Khuyến Mãi: Coupon 90% | Mua Ngay | Quà Tặng 1679$
Trải Nghiệm Azdigi Hơn 1.5 Năm: Xem Ngay
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $303 | Hướng dẫn

Javascript là gì? Những điều cơ bản về JS cho người mới bắt đầu

5/5 - (1 bình chọn)

Javascript là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong giới lập trình và thiết kế website. Đây là một ngôn ngữ không thể thiếu trong công nghệ làm website hiện nay, nó được kết hợp với HTMLCSS để tạo dựng một trang web hoàn chỉnh và cải thiện khả năng hoạt động của web

Vậy JavaScript là gì? Công dụng của nó ra sao và ưu nhược điểm của nó là gì?… Chúng ta cùng tìm hiểu mọi thứ về nó qua bài viết Javascript này bạn nhé!

Javascript là gì?

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được ra đời vào năm 1995 do Brendan Eich tạo nên. Với tác dụng chuyển website tĩnh sang website động và nhiều hiệu ứng, tăng sự tương tác với người dùng cũng như hiệu suất máy chủ.

Hiểu một cách đơn giản nhất là JavaScript là ngôn sử dụng để lập trình cho website để cùng kết hợp và tương tác với HTML và CSS tạo ra một khối hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra thì Javascript thực hiện thêm các thuật toán về logic, kết cấu hay kịch bản, để từ đó bạn có thể xác nhận thông tin, tính toán và thao tác với các dữ liệu.

Không chỉ là một loại ngôn ngữ sử dụng để tạo website để chạy trên các trình duyệt web mà JavaScript còn dùng để chạy trong nhiều môi trường khác nhau như ứng dụng vào di động, phần mềm, máy chủ, game,… 

Javascript có thể làm gì?

Javascript

Với ngôn ngữ lập trình Javascript bạn gần như có thể sử dụng để làm mọi thứ như một số công việc cụ thể dưới đây:

  • Sử dụng để lập trình các ứng dụng trên di động: Sử dụng khả năng React Native giúp bạn có thể tạo ra nhiều ứng dụng di động khác nhau như Facebook, Zalo, Messenger,… rất nhiều ứng dụng hay cho bạn đó.
  • Không thể bỏ qua việc lập trình Game: Một công việc hốt ra tiền, bạn chỉ cần sử dụng HTML kết hợp với JavaScript để tạo ra các Webgame nhanh chóng.
  • JavaScript với lập trình IOT và Robot: Nó có thể lập trình nguyên cả một hệ thống chức năng IOT và cả Robot nữa đó
  • Backend: Với sử phát triển của Node.js Javascript được sử dụng để lập trình được Backend và nó hoàn thành tuyệt vời với hệ thống Real-time hiện nay.

Ngôn ngữ lập trình JavaScript khá nhẹ trên trình duyệt web hiện nay. Gần như các trình chạy JavaScript hiện đại đều sử dụng just-in-time compiling một kỹ thuật để cải thiện hiệu suất chạy trên trình duyệt.

Javascript

Ưu điểm của Javascript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình có nhiều ưu điểm nhất so với các đối thủ khác. Dưới đây tôi sẽ liệt kê các ưu điểm chính của ngôn ngữ này như sau

  • Chạy trực tiếp thông qua HTML trên trình duyệt
  • Là một ngôn ngữ dễ học so với ngôn ngữ lập trình khác hiện tại
  • Dễ dàng để phát hiện các lỗi khi vận hành và đưa vào sử dụng và sửa lỗi nó.
  • JavaScript có thể gắn trên nhiều phần của trang web hoặc tạo các event của trang website
  • Nó tương thích trên nhiều trình duyệt và đa nền tảng, ứng dụng
  • Js giúp website của bạn tăng khả năng tương tác tốt hơn với khách hàng khi vào web
  • Js nhanh hơn, nhẹ hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác hiện nay.

Nhược điểm của Javascript

Ở đây tôi sẻ chia ra các vấn đề về người dùng và người quản lý, lập trình về Js thường gặp phải để mọi người dễ hình dung hơn.

Đối với người quản lý website hay lập trình

Khi sử dụng thì đôi khi một số tính năng JavaScript không thể chạy.

Hiện nay thì một vài trình duyệt không còn hỗ trợ hay đã tắt JavaScript thì gần như các tính năng của JS sẻ không hoạt động. Nếu muốn chạy được hãy làm như sau:

  • Hãy thay JavaScript bằng cách dùng HTML và CSS ở một vài vị trí trong website của bạn.
  • Thông báo để đề nghị người dùng hãy bật JavaScript lên để có những trải nghiệm tốt hơn (một số trình duyệt họ tắt JS hãy vào cài đặt và bật lại).
  • Đối với website của bạn, bắt buộc cần JavaScript để chạy chương trình hay ứng dụng nào đó hãy yêu cầu người dùng bật nó lên (Cái này hiện nay thường là các web game mới sử dụng để chạy).

Tùy vào trình duyệt cũng như các thiết bị người dùng mà viết chương trình JavaScript cho phù hợp.

  • JavaScript khi chạy trên các trình duyệt khác nhau sẻ thường cho cho kết quả không đồng nhất và một số sẽ gặp lỗi một vài tính năng hay hiển thị nội dung website không chuẩn. Chính vì vậy, bạn nên chạy thử website của mình trên nhiều trình duyệt khác nhau trên các nền tảng khác nhau để xử lý các lỗi cũng như tạo ra bản tốt nhất.

Đối với khách hàng (người dùng)

  • JavaScript gây ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị người dùng, do nó được tạo ra mục đích để giảm tải cho các máy chủ.
  • Người dùng dễ bị lấy thông tin và chèn mã độc vào trong thiết bị của người dùng và cả virus.
  • Khả năng bảo mật kém, JavaScript có nhiều lỗ hổng bảo mật trong quá trình sử dụng.
  • Dễ dàng bị chiếm quyền sử dụng thiết bị và lấy cắp thông quan trọng.

Chính vì vậy, việc đòi hỏi vấn đề cải thiện bảo mật, kiểm tra và khắc phục hệ thống cũng như thường xuyên phải theo dõi để vá lỗi các lỗ hổng bảo mật cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa với trình duyệt của người sử dụng.

Cách thức hoạt động của Javascript

Thường thì các lập trình viên từ trước đến này thường tạo các tệp tin và chèn thẳng vào file HTML hoặc họ cũng có thể gọi chúng từ file HTML của website thiết kế. Và khi có người truy cập vào website bằng trình duyệt thì nó sẽ tự động tìm kiếm đoạn mã dẫn đến tệp JavaScript được gọi hay trực tiếp qua đoạn mã nhúng trực tiếp trong HTML.

Website bình thường sẽ có cấu tạo từ CSS, HTML JavaScript, 3 ngôn ngữ chính cho website.

  • Phần HTML định hình và quyết định đến cấu trúc của website ban đầu,
  • Phần CSS dùng để tùy chỉnh định màu sắc, hiển thị hình dáng, các kiểu chữ hay font chữ,… để tăng khả năng tương tác với khách hàng, tạo sức hút từ người dùng.
  • Những hành động của HTML và CSS như xoay hình, load hình từ mờ đến đậm, di chuyển hình ảnh,…  do JavaScript đảm nhận.

Khi cả 3 yếu tố này kết hợp lại với nhau tạo nên giao diện (UI) website và trải nghiệm người dùng (UX) tốt nhất. Hiện nay công nghệ phát triển rất nhiều nên HTML và CSS cũng có thể làm được những chuyển động như vậy tuy nhiên phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy JavaScript khó có thể bị thay thế bởi tính đơn giản của nó đem lại

Có nên học Javascript không?

Javascript

Bạn đang chuẩn bị học lập trình nhưng không biết bắt đầu từ đâu hay bạn đang hướng tới JS nhưng không biết học như thế nào liệu có khó không. Hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

1. Ngôn ngữ thân thiện người mới

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình với cấu trúc khá đơn giản nên việc học không khó khăn như các ngôn ngữ khác. Nếu như bạn đã có học về ngôn ngữ lập trình C thì càng dễ dàng hơn vì nó khá giống như vậy

Ngôn ngữ JavaScript thường được sử dụng xử lý là phát triển Frontend với nhiều công cụ hỗ trợ nhanh chóng hiện nay để có thể sử dụng. Nhưng mình khuyên bạn nên tập trung để nắm chắc những căn bản nhất về nó trước khi tìm hiểu những cái nâng cao và mở rộng nhé.

Hiện này thì các khóa học về Javascript trở nên quá nhiều gồm cả online và offline, miễn phí và trả phí thoải mái với thời gian và tài chính của bạn.

2. Cộng đồng lớn và phổ biến

Cộng đồng sử dụng JavaScript rất lớn trên toàn thế giới giúp bạn nhận được nhiều sự hỗ trợ cũng như những kiến thức mà các thành viên trong nhóm chia sẻ. Nơi này sẻ mang lại cho bạn nhiều quá trị cũng như năng lượng và động lực để học JavaScript đó.

3. Thu nhập cao & Công việc đa dạng

Hiện nay thì việc làm các ứng dụng web, ứng dụng di động cũng như website càng ngày càng nhiều và đa dạng nên công việc ngày nhiều và cơ hội lớn hơn. Không những thế rất nhiều công ty sẵn sàng trả lương cao để có được một nhân viên đảm nhận vị trí này.

Bạn đang băn khoăn là học JavaScript sẻ làm gì sau khi học xong và ứng dụng vào đâu? Tôi sẽ liệt kê một số công việc cho bạn tham khảo và định hướng nhé

  • Chuyên viên lập trình viên ứng dụng
  • Chuyên viên lập trình web
  • Chuyên viên lập trình viên Front end
  • Chuyên viên lập trình viên Backend
  • Chuyên viên test phần mềm – ứng dụng
  • Người phát triển và lập trình Game
  • Nhân viên lập trình viên IOT,….

Trong tương lai còn có rất nhiều cơ hội cho công việc với JavaScript, đơn giản vì JavaScript, HTML và CSS là những yếu tố cốt lõi để tạo nên một website hoàn chỉnh.

Lời kết

Trên đây một số kinh nghiệm cũng như kiến thức mà tôi chia sẻ với hy vọng những kiến thức này có thể hỗ trợ bạn tìm hiểu kỹ hơn trên con đường phát triển JavaScript. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến nào khác liên quan đến bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần dưới đây.

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo