Azdigi Khuyến Mãi: Coupon 90% | Mua Ngay | Quà Tặng 1679$
Trải Nghiệm Azdigi Hơn 1.5 Năm: Xem Ngay
Theme WP DamMe.io Đang Dùng: Đánh Giá | Mua Ngay
DamMe.io Chạy Trên Vultr VPS Từ Năm 2020: Vultr Coupon | Nhận $303 | Hướng dẫn

Bootstrap là gì? Những kiến thức cơ bản về Bootstrap cho người mới

3/5 - (2 bình chọn)

Bootstrap là một phần cần thiết cho người làm front-end giúp bạn tiết kiệm thời gian, sự nhàm chán khi cứ lập đi lập lại những đoạn code hay cú pháp giống nhau. Nếu như bạn đang tìm hiểu kiến thức cơ bản về Bootstrap thì bài viết này dành cho bạn bởi mình sẽ tổng hợp những thông tin và kiến thức cơ bản nhất về Bootstrap mà bạn có thể tham khảo.

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một front-end framework miễn phí gồm các đoạn mã HTML, CSS, Javascript giúp các lập trình viên phát triển website dễ dàng và nhanh hơn theo chuẩn responsive.

Bootstrap sử dụng mã nguồn mở và một số công cụ khác nhau giúp tạo ra một mẫu Website hoàn chỉnh. Ở đó được cài đặt mặc định một số tiêu chí như kích thước, cao-rộng của giao diện, màu sắc,… các nhà lập trình viên/quản trị website có thể chỉnh sửa, sáng tạo, hô biến giao diện có sẵn thành nhiều sản phẩm riêng biệt cho mình giúp giảm thiểu tối đa thời gian thiết kế cũng như chi phí khi việc với framework.

Ưu điểm của Bootstrap

bootstrap

1. Thao tác nhanh chóng, dễ dàng

Bootstrap hoạt động dựa trên HTML, CSS và Javascript. Vì vậy chỉ cần nắm kiến thức cơ bản về 3 mã nguồn mở này là bạn đã có thể sử dụng Bootstrap dễ dàng và hiệu quả rồi.

2. Tùy chỉnh và chỉnh sửa dễ dàng

Nó cơ bản xuất phát từ các mã nguồn mở nên cho phép bạn thiết kế/designer lại linh hoạt hơn. Bạn có thể đưa ra các tiêu chí và lựa chọn cho mình những thuộc tính, phần tử phù hợp nhất với dự án cụ thể đang thực hiện.

CDN Bootstrap còn có một điểm nổi bật khác rất hữu ích đó là khi sử dụng bạn không cần phải tải mã nguồn mở về máy từ đó giúp tiết kiệm dung lượng bộ nhớ.

3. Chất lượng hoàn hảo

Bootstrap là một phiên bản được nghiên cứu, sáng tạo của những nhà lập trình viên hàng đầu trên thế giới, nó được thử nghiệm nhiều thiết bị số như máy tính, laptop, smartphone, … và được nghiệm thu cũng như đánh giá sự hiệu quả nhiều lần trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi. Chính vì thế Bootstrap có thể giúp bạn sáng tạo ra vô số các thiết kế ấn tượng chất lượng tốt đấy.

4. Độ tương thích cao

Có thể nói điểm được đánh giá cao nhất chính là khả năng tương thích với hầu hết mọi trình duyệt và nền tảng số hiện có. Nó là một điểm quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm của mọi người dùng dù họ đang sử dụng nền tảng nào để duyệt web.

Bootstrap trang bị Grid System bộ với cặp đôi xử lý hiện đại Less và Sass, nó có khả năng hỗ trợ tốt Responsive, đồng thời ưu tiên tối ưu các giao diện trên smartphone. Nó cũng được thiết kế tự động điều chỉnh kích thước website sao cho phù hợp nhất với những khung browser khác nhau nhằm cải thiện phù hợp với hầu hết các màn hình hiển thị từ laptop, máy tính bàn hay tablet.

Tính năng và cấu trúc của Bootstrap

Nhờ có sự hỗ trợ của Bootstrap mà người dùng có thể dễ dàng truy cập vào vô số thư viện mẫu để chỉnh sửa, sáng tạo nên những giao diện website riêng như chỉnh: các dạng font, form, bảng, grid,….

  • Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh framework trước khi tải xuống và sử dụng. Được tích hợp sẵn jQuery trong Bootstrap vì vậy trong khi thiết kế bạn chỉ cung cấp chính xác các tính năng của website là được.
  • Glyphicons hỗ trợ giảm thiểu đi việc sử dụng các dạng hình ảnh để làm biểu tượng cũng như tăng tốc độ tải trang của website.

3 file chính thường dùng của Bootstrap

Bootstrap.css

Bootstrap.css là một framework CSS có nhiệm vụ chính quản lý và sắp xếp các tài nguyên cũng như bố cục của website.

Nhờ tính năng này nó cho phép tạo sáng tạo ra giao diện thống nhất trên nhiều trang web khác nhau tùy nhu cầu và khả năng lập trình, bố trí của bạn một cách dễ dàng mà không cần phải chỉnh sửa từng chi tiết thủ công như trước đây nữa.

Trong CSS bạn chỉ cần giới thiệu các trang trong website đến nơi chứa file CSS. Tất cả những thay đổi css đều được thực hiện tại đây. CSS còn có thể được sử dụng với mục đích để định dạng các vấn đề khác của trang website của bạn như bố cục hình ảnh trên trang

Javascript

Bootstrap.js

Bootstrap.js là phần cốt lõi và quan trọng nhất của Bootstrap. Bootstrap.js bao gồm các file JavaScript có nhiệm vụ đảm bảo việc tương tác trên website.

Nhằm tối ưu hóa thời gian khi phải viết nhiều cú pháp JavaScript lập đi lập lại, các nhà lập trình viên đã kết hợp sử dụng jQuery. Nó được biết đến như một bảo tàng, thư viện JavaScript phong phú, đa dạng phù hợp với nhiều nền tảng khác nhau, khi sử dụng mã nguồn mở cho phép bạn có thể thêm những chức năng khác nhau vào cũng một trang web.

Glyphicons

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Icons và hầu hết các giao diện web nào cũng có và nó nhường như là phần không thể thiếu. Chúng thường được liên kết với nhau bằng các hành động và dữ liệu trong giao diện người dùng. Glyphicons trong Bootstrap được sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.

Nó hiện nay đã được mở khóa để có thể sử dụng miễn phí (Halflings Glyphicons) phù hợp với nhu cầu giao diện chuẩn. Khi nhu cầu cao hơn bạn có thể tìm các bộ icon premium trả phí.

Lưu ý: Một số phiên bản Icon có khả năng ảnh hưởng bởi CSS, lúc này bạn có thể lựa chọn các icon khác.

Hướng dẫn cài đặt Bootstrap cho người mới bắt đầu

Bạn đã hiểu vệ Bootstrap rồi, vậy việc cài đặt nó có dễ không? Có 2 cách cài đặt, một là bạn tải trực tiếp từ nhà cung cấp hai là thông qua CDN Bootstrap.

bootstrap

1. Tải về trực tiếp

Đầu tiên bạn vào trang chủ của Bootstrap (getbootstrap.com) tiến hành tải về, file nhận được sẽ bao gồm 2 mục JS và CSS. Sau đó giải nén và cài đặt trực tiếp vào Web Hosting hoặc VPS qua phần giao thức FTP là xong.

2. Thông qua CDN

Nếu bạn không muốn tải trực tiếp file vào máy của mình thì có thể chọn hình thức này, đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì nó giúp tiết kiệm bộ nhớ băng thông đáng kể đồng thời tích hợp JavaScript, CSS, thư viện jQuery giúp trang web sở hữu nhiều tính năng hữu ích góp phần nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Chỉ một vài thao tác đơn giản như vậy là bạn đã có thể cài đặt Bootstrap cho website của mình rồi.

Lời kết

Bài viết này đã cung cấp đến bạn những kiến thức cơ bản cũng như cách sử dụng Bootstrap, hy vọng những thông tin trên bài viết sẻ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu Bootstrap và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác dành cho bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.

Thật vui khi biết bạn đang suy nghĩ gì...

Để lại bình luận

DamMe
Logo